Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không?

Mẹ bầu 08/08/2018 09:21

Thai nhi quay đầu sớm trong thai kỳ là một trong những điều làm cho không ít mẹ hoang mang, đặc biệt là với những mẹ bầu mới lần đầu mang thai. Vậy thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu của việc sắp sinh hay đơn giản chỉ là một quá trình diễn ra tự nhiên? Điều này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé không, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 1
Thai nhi quay đầu sớm trong thai kỳ là một trong những điều làm cho mẹ bầu lo lắng

Thai ngôi đầu được xem là yếu tố quyết định giúp mẹ có thể sinh thường. Tư thế quay đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ sẽ giúp tạo một áp lực lên tử cung. Nếu tử cung mở rộng ra dễ dàng trong khi xuất hiện các cơn co thắt đầu tiên thì thiên thần nhỏ sẽ chào đời an toàn và thuận lợi.

1. Thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu vào thời điểm nào?

Mỗi thai nhi có một thời điểm quay đầu khác nhau. Số lần mẹ mang thai sẽ tác động đến thời gian thai nhi quay đầu. Cụ thể:

  • Nếu mẹ mang thai lần đầu thì thời gian thai nhi quay đầu sẽ rơi vào tuần thai 34-35.
  • Còn với những mẹ mang thai lần 2, thai nhi sẽ đợi đến tuần 36-37 để quay đầu.
  • Nhiều trường hợp thai nhi đã bắt đầu quay đầu quay đầu sớm từ tuần thai 28.
Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 2
Mỗi thai nhi có một thời điểm quay đầu khác nhau tùy vào số lần mẹ mang thai

Theo chỉ định của bác sĩ, trong tháng thứ 5 của thai kỳ mẹ đã biết thai nhi có quay đầu về ngôi thuận hay không.

2. Thai nhi quay đầu mấy lần?

Thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất và giữ ngôi thai này cho đến khi mẹ sinh. Lí do bởi, khi bé quay đầu “khoang chứa” đã bắt đầu chật hẹp nên không thể đổi tư thế được nữa.

Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 3
Thai nhi chỉ quay đầu một lần duy nhất

3. Thai nhi quay đầu sớm có sao không?

Thai nhi quay đầu sớm không là vấn đề đáng lo ngại và nhìn chung các bé sẽ duy trì ngôi thai này cho đến lúc sinh.

Theo các chuyên gia, nếu thai nhi quay đầu sớm so với thời điểm an toàn trong tam cá nguyệt thứ bađược xem là một dấu hiệu tốt. Điều này cho thấy cuộc vượt cạn sắp tới sẽ diễn ra an toàn, thuận tự nhiên nên mẹ có thể yên tâm.

Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 4
Thai nhi quay đầu sớm không là vấn đề đáng lo ngại

Nhiều mẹ thắc mắc thai 24 tuần đã quay đầu chưa? Vì thời gian thai nhi quay đầu ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, vẫn có những trường hợp thai nhi quay đầu xuống rất sớm, ngay cả trong tuần thứ 24, điều này thường gặp ở những mẹ mới mang thai trong lần đầu. Như đã chia sẻ ở trên, việc thai nhi quay đầu sớm là quá trình tự nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm việc này không có gì đáng lo ngại.

Nếu thai nhi quay đầu ở tuần 30 hoặc trước tuần 35 thì các mẹ bầu cần lưu ý tránh vận động nhiều để bé không bị “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn có thể dẫn đến sinh sớm.

Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 5
Khi bé ở trong tư thế ngôi sau quá trình vượt cạn sẽ có thể gặp nhiều rắc rối

Ngôi sau là trường hợp thai nhi dù đã quay đầu nhưng lại quay mặt về bụng mẹ. Khi bé ở trong tư thế này, quá trình vượt cạn sẽ có thể gặp những rắc rối:

  • Khi vừa chuyển dạ, màng ối nhanh chóng bị vỡ, dễ gây suy thai
  • Có thể sinh nở không kịp dễ gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng của trẻ
  • Mẹ hay bị đau lưng dữ dội
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hơn dự tính
  • Khả năng sinh mổ là rất cao

4. Dấu hiệu thai nhi quay đầu xuống?

Thai nhi quay đầu xuống theo đúng ngôi thuận là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đế mẹ bầu có thể sinh nở thuận lợi.  Ngôi thai thuận là tư thế đầu chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ. Với vị trí này, bé sẽ ra đời dễ dàng và mẹ cũng cảm thấy đỡ đau đớn hơn.

Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 6
Thai nhi quay đầu xuống theo đúng ngôi thuận là điều kiện tiên quyết giúp mẹ bầu  sinh nở thuận lợi

Không có dấu hiệu đặc trưng nào để xác định chính xác thai trong bụng mẹ đã thuận hay chưa. Mẹ bầu có thể kiểm tra dựa trên hình ảnh siêu âm hoặc dùng tay để tự phán đoán được thai nhi đã quay đầu xuống chưa.

Mẹo hay giúp thai nhi quay đầu ngôi thai thuận:

Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? - Ảnh 7

Cho thai nhi nghe nhạc 

  • Mẹ thực hiện động tác giơ chân lên cao khi nằm
  • Chống chân
  • Tập luyện với bóng
  • Bài tập với đầu gối – ngực
  • Nằm trên đầu gối
  • Bơi lội
  • Phương pháp nóng – lạnh
  • Cho con nghe nhạc và thường xuyên nói chuyện với con

Trên đây là những kiến thức bổ ích xoay quanh vấn đề thai nhi quay đầu sớm và giải đáp cho thắc mắc Thai nhi quay đầu sớm có đáng lo ngại không? Hi vọng với những kiến thức này, mẹ sẽ đảo bảo “vỡ chum” thật an toàn, nhanh chóng nhé!

Dấu hiệu cho thấy thai nhi đang đói- mẹ bầu nhớ ăn ngay để con yêu không quậy phá nhé!

Bạn có biết rằng thai nhi trong bụng cũng biết đòi ăn không? Khi thấy dấu hiệu này mẹ bầu nhớ ăn ngay để con yêu không quậy phá nhé!

TIN MỚI NHẤT