Ngày Tết Đoan Ngọ bà bầu ăn cơm rượu được không?

Mẹ bầu 24/06/2020 16:30

Cơm rượu được làm bằng cách lên men gạo nếp và men rượu. Ăn cơm rượu trong ngày Tết Đoan Ngọ là phong tục phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta. Liệu trong thời kỳ mang thai, bầu ăn cơm rượu được không?  

Bầu ăn cơm rượu được không là thức mắc của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em ghiền món này. Cùng tìm hiểu giá trị của món này nhé.

Giá trị dinh dưỡng của cơm rượu

Theo quan niệm dân gian, hàng năm vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), người dân thường có thói quen ăn cơm rượu nếp để tiêu diệt “sâu bọ” gây hại cho đường ruột.

Cơm rượu ở các vùng miền nước ta có cách làm khác nhau. Cơm rượu miền Bắc được làm từ gạo nếp với men rượu, ủ trong khoảng 3 ngày cho ngấm. Cơm rượu nếp miền Trung có hình dạng là những viên nếp nguyên miếng. Cơm rượu miền Nam được vo tròn thành từng viên trước khi ủ.

Ngày Tết Đoan Ngọ bà bầu ăn cơm rượu được không? - Ảnh 1
Cơm rượu là món ăn phổ biến ở nước ta trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

Gạo nếp dùng làm cơm rượu là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng nguyên vỏ lụa nên rất giàu dưỡng chất. Cơm rượu nếp chứa nhiều protein, lipid, chất béo, carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin E, các nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho… rất tốt cho hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể.

Bà bầu ăn cơm rượu có được không?

Việc ăn cơm rượu là một phong tục phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. Đối với bà bầu, ăn cơm rượu trong ngày này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chị em có thể trạng bình thường. Bên cạnh đó, bà bầu ăn cơm rượu một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Theo đó, lớp cám của gạo nếp đem làm cơm rượu còn nguyên các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu sẽ tiếp nhận được các nguồn gluxit, protit, lipid, muối khoáng, vitamin nhóm B, chất xơ, sắt và một số nguyên tố vi lượng khác.

Ngày Tết Đoan Ngọ bà bầu ăn cơm rượu được không? - Ảnh 2
Bà bầu ăn cơm rượu vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng của cơm rượu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Cơm rượu nếp cẩm còn có tác dụng ổn định huyết áp cho bà bầu, giảm lượng choleterol trong máu mà không gây ra tác dụng phụ. Hoạt chất lovastatine và egosterol trong men gạo nếp sẽ giảm nguy cơ tai biến tim mạch, tái tạo các mạch máu.

Ngày Tết Đoan Ngọ bà bầu ăn cơm rượu được không? - Ảnh 3
Bà bầu có thể chế biến cơm rượu cùng các món ăn khác để giảm đi hơi men - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, đối với bà bầu, việc ăn cơm rượu trong thời kỳ mang thai cũng cần hết sức lưu ý. Hơi men của cơm rượu có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải với liều lượng 2 lần/tuần.

Ngoài cách ăn cơm rượu nguyên chất, mẹ bầu cũng có thể kết hợp với gạo nếp cẩm, đậu đỏ, nước hầm xương để nấu thành món cháo mặn. Hoặc nấu với đậu đỏ, đường phèn giúp bổ máu, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Tác dụng của cơm rượu cho sức khoẻ

- Kích thích tiêu hoá và giúp ngon miệng

- Phòng bệnh thiếu sắt vì lượng sắt trong gạo nếp cao

- Men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp tái tạo mạch máu

- Làm đẹp da

Lưu ý cần biết khi bà bầu ăn cơm rượu

 

- Ăn cơm rượu ở mức độ vừa phải và khoa học, tầm 2 lần/tuần

- Để giảm bớt tính chua và hơi men bạn có thể lựa chọn cơm rượu nếp cẩm để giảm bớt tính chua và hơi men

- Nếu không cần thiết, mẹ bầu không cần thêm cơm rượu vào chế độ ăn nếu mẹ có tiền sử dễ say hay không ăn được cơm rượu từ trước khi mang thai.

- Nếu mua bên ngoài, hãy chọn cơ sở bán uy tín để đảm bảo nguyên liệu tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên tự làm ở nhà và chọn kỹ càng nguyên liệu, đặc biệt là chọn men rượu.

- Không nên ăn lúc bụng đang đói và tốt nhất là ăn vào buổi sáng.

>>> Xem thêm:

- Cách làm bánh ú tro chuẩn vị cúng Tết Đoan Ngọ

- Cách làm cơm rượu ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ thêm tròn vị

Cách làm cơm rượu nếp đơn giản thơm ngon

Chuẩn bị:

  • Gạo nếp: 500g (Nên chọn mua những loại gạo nếp dẻo, hạt dài).
  • Men rượu: 5 - 7 viên
  • Nước lọc: 500ml
  • Muối

Cách làm:

Bước 1: Gạo nếp vo nhiều lần cho thật sạch, ngâm khoảng 4 - 6 tiếng và để ráo.

Bước 2: Đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước nước xăm xắp và thêm nửa muỗng cà phê muối vào rồi bấm nút nấu như nấu cơm bình thường. Khi chín, bạn dùng đũa xới nếp thật đều cho dẻo và tơi xốp.

Bước 3: Với men rượu giã nhuyễn thành bột sau đó rắc đều vào nếp.

 Lưu ý: Không được trộn men khi nếp còn nóng vì sẽ làm chết men, cơm rượu sẽ không ngon.

Bước 4: Vo nếp thành từng những viên tròn vừa ăn. Bạn nên chuẩn bị một chén nước muối pha loãng dùng để thoa vào tay tránh bị dính.

Bước 5: Xếp những viên nếp vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín rồi ủ từ 3 - 5 ngày. Khi thấy có nước tiết ra là cơm rượu đã chín và có thể dùng được.

Bước 6: Bạn nên bảo quản hũ cơm rượu trong ngăn mát tủ lạnh để giữ độ ngọt vừa phải của món ăn. Nếu thích dùng ngọt, các chị em có thể nấu ít nước đường, để nguội rồi đổ vào chén cơm rượu trước khi ăn.

Chứng ho, cảm sốt sẽ không còn nếu bà bầu thường xuyên ăn quất hồng bì

Mùi thơm đặc trưng, vị chua ngọt của quất hồng bì sẽ giúp mẹ bầu không còn ốm nghén. Loại quả này còn có tác dụng đặc biệt trong việc trị các chứng ho, sốt và các triệu chứng bệnh lý khác thời kỳ mang thai. Do đó, để tăng cường sức khỏe, mẹ bầu hãy tích cực ăn quất hồng bì khi vào mùa.

TIN MỚI NHẤT