Bà bầu ăn chôm chôm đúng cách có lợi cho mẹ và sự phát triển của thai nhi 

Mẹ bầu 10/10/2019 16:53

Bà bầu ăn chôm chôm với lượng vừa phải sẽ giúp cải thiện tốt các tình trạng thường gặp như: buồn nôn, đau đầu, đầy hơi… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng gây ra không ít nguy hại cho sức khỏe và sự phát triển của bé yêu. 

Khi nhắc đến những trái cây tốt cho bà bầu, người ta thường nghĩ ngay đó là táo, nho, chuối, đu đủ, cherry… mà quên mất một “ứng cử viên” sáng giá đó là chôm chôm. Loại quả này không chỉ bổ sung hàm lượng sắt cao giúp phụ nữ mang thai giảm hẳn những triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt… mà còn chứa rất nhiều các vi chất dinh dưỡng khác giúp thận lọc bớt các tạp chất, hỗ trợ quá trình sửa chữa các tế bào, các mô hư của cơ thể. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe, giảm được các triệu chứng khó chịu khi mang thai, các bác sĩ sản khoa thường khuyên bà bầu ăn chôm chôm một cách đều đặn, với hàm lượng hợp lý. 

Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì? 

Chôm chôm có họ rất gần với vải và nhãn, quả hình trứng với màu đỏ hồng, đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ cam, được bao phủ trong một lớp vỏ lụa mỏng, bên ngoài là lớp vỏ với cấu trúc nhọn giống như lông. Giá trị dinh dưỡng của loại quả này rất cao, trong 100gr thịt có tới 82kcal, 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin, 0,02mg vitamin B6, 20,87g carbohydrate, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9 mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C,  1.352mg niacin. Đây đều là những dưỡng chất cần bổ sung cho cơ thể trong quá trình mang thai, để tốt cho: 

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào, chôm chôm giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, tránh được các vấn đề liên quan đến nhu động ruột như tiêu chảy, táo bón. Hơn thế nữa, loại quả này còn giúp tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết, để mẹ bầu cảm thấy thoải mái và nhẹ bụng, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. 

Mẹ bầu ăn chôm chôm tốt cho hệ tiêu hóa
Mẹ bầu ăn chôm chôm tốt cho hệ tiêu hóa

Hạn chế nguy cơ thiếu máu thai kỳ

Thiếu máu thai kỳ là tình trạng đáng báo động, khiến mẹ bầu kiệt sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc đặc lúc lỏng… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì chứa nhiều vitamin C và chất sắt, ăn chôm chôm thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, chống viêm và ngăn ngừa ung thư. Đồng thời, lượng vitamin C cũng giúp hấp thụ sắt tối đa, cải thiện việc sản xuất các tế bào máu, đảm bảo mẹ có sức khỏe tốt trong thời gian mang thai. 

Kiểm soát huyết áp cho bà bầu 

Chôm chôm được các bác sĩ đánh giá cao, có thể giúp kiểm soát huyết áp khi mang thai, đồng thời giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu để làm giảm tình trạng sưng phù mà cơ thể mẹ dễ mắc phải vào cuối thai kỳ. Do đó, gần đến ngày lâm bồn, bà bầu hãy ăn nhiều các loại chôm chôm khác nhau. Không thích chôm chôm tróc thì bà bầu ăn chôm chôm nhãn hãy chôm chôm thái đều được, vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhau. 

Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn

Axit gallic - đây là một chất được tìm thấy trong quả chôm chôm có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do, giúp bảo vệ cơ thể mẹ bầu không bị vi khuẩn có hại và các nhiễm trùng khác tấn công. 

Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương

Chôm chôm rất giàu canxi, phốt pho, magie, kẽm - đây là những khoáng chất có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe hệ xương của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bà bầu ăn chôm chôm còn có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị các loại bệnh thường gặp như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm và cảm lạnh… 

Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? 

Bà bầu ăn nhiều trái cây khi mang thai là điều tốt, vừa cung cấp vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể, lại còn bổ sung chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng và đẩy lùi các vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, với chôm chôm thì khác, khi ăn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của thai nhi. Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 5-6 quả chôm chôm mỗi ngày, nhiều nhất là 10 quả/ngày để tránh một số tác dụng phụ xảy ra. 

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều chôm chôm, khoảng 5-6 quả/ngày là hợp lý
Mẹ bầu ăn khoảng 5-6 quả chôm chôm/ngày là hợp lý

Đối với những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn chôm chôm, bởi loại quả này có chứa hàm lượng đường khá cao, dễ khiến chỉ số tiểu đường tăng cao, làm cho sức khỏe suy yếu. Hơn nữa, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín. Do đó, các mẹ bầu cần phải lưu ý điều này. 

Trước khi ăn chôm chôm bà bầu cần rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng, sau đó để ráo, dùng dao lột vỏ để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).

Bà bầu sau sinh có ăn được chôm chôm không? 

Chôm chôm là nguồn cung cấp vitamin dồi dào không thể thiếu với các bà mẹ mới sinh, giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ. Vì vậy, sau khi sinh mẹ bầu nên ăn chôm chôm để bổ sung năng lượng. Nước, carbohydrate và protein là những dưỡng chất thiết yếu có trong chôm chôm giúp bổ sung năng lượng, tăng cường thể lực để mẹ sau sinh có một sức khỏe tốt mà chăm con. 

Bà bầu sau sinh ăn chôm chôm giúp tăng cường năng lượng
Bà bầu sau sinh ăn chôm chôm giúp tăng cường năng lượng

Hơn nữa, chôm chôm chứa nhiều chất sắt và đồng, có tác dụng kích thích sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu giúp tái tạo máu trong cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi, chứng hoa mắt, chóng mặt cho những chị em sau sinh thường gặp phải do thiếu máu.

Đặc biệt, loại quả này có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp da và dáng cho phụ nữ sau sinh. Thịt của chôm chôm không chỉ là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn là loại mặt nạ dưỡng da rất hữu hiệu. Các chị em chỉ cần tách lấy thịt chôm chôm đem xay nhuyễn ra, đắp lên mặt vừa dưỡng ẩm, vừa làm mềm, mịn da. 

Ngoài ra, chôm chôm còn có một công dụng bất ngờ khác đó là giảm cân sau sinh hiệu quả. Đây là vấn đề rất nhiều chị em quan tâm. Chôm chôm cung cấp nhiều chất xơ nhưng hàm lượng calo lại không đáng kể nên khi cơ thể hấp thụ loại trái cây này, tạo cảm giác no lâu, không gây thèm ăn. Do đó, nếu đang chán ngán vì mãi quanh quẩn với táo, với bưởi hay cam để giảm cân thì các mẹ hãy đổi sang chôm chôm ngay nhé. 

Cách chọn chôm chôm ngon cho bà bầu

Chôm chôm chính vụ là từ tháng 4 – 6 âm lịch và trái vụ vào tháng 7. Thông thường, trái vụ quả chôm chôm sẽ bị sâu ở phần cuống, ăn cũng không ngọt như vào đúng vụ. Vì thế, khi mua chôm chôm, các mẹ nên ăn thử để tránh trường hợp nhìn bên ngoài vỏ tươi, đỏ nhưng bên trong lại chua và bị sâu ăn. Chỉ nên chọn những quả cùi dày, dễ lóc hạt, màu trắng đục, thơm và ngọt để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. 

Mẹ bầu nên ăn chôm chôm đúng vụ sẽ tốt hơn
Mẹ bầu nên ăn chôm chôm đúng vụ sẽ tốt hơn

Hy vọng với những thông tin trên đây, các chị em đã hiểu rõ tác dụng của việc bà bầu ăn chôm chôm. Để từ đây ăn uống khoa học, ăn với một lượng vừa phải, đảm bảo được những giá trị dinh dưỡng và công dụng mà loại quả này đem lại, giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. 

Sau khi sinh mổ nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Vượt cạn thành công phụ nữ cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp để phục hồi sau sinh. Xin chia sẻ cùng các bạn những kiến thức bổ ích sau khi sinh mổ nên ăn gì để áp dụng cho chính mình và người thân nhé!

TIN MỚI NHẤT