1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở

Mẹ bầu 18/03/2020 22:19

Vết khâu tầng sinh môn bị hở là tình trạng thường gặp và không thể chủ quan của phụ nữ sau sinh, nhất là các chị em sinh con lần đầu.

Hở tầng sinh môn sau sinh thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe, tinh thần trong các hoạt động, sinh hoạt thường ngày của chị em phụ nữ.

Do đó, cần tìm hiểu kỹ và có các biện pháp thăm khám, xử lý phù hợp khi phát hiện vết khâu tầng sinh môn bị hở miệng càng sớm càng tốt.

1. Những điều cần biết về tầng sinh môn

Tầng sinh môn là bộ phận nằm giữa âm đạo và hậu môn, có kích thước dài khoảng 3 - 5 cm.

Tầng sinh môn giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục, tiếp nhận tinh trùng nam giới trước khi đi vào tử cung, bảo vệ và nâng đỡ vùng chậu cũng như là “cửa ra” của em bé khi phụ nữ vượt cạn.

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 1
Tầng sinh môn giúp bảo vệ và nâng đỡ vùng chậu cũng như là “cửa ra” của em bé khi phụ nữ vượt cạn

Thông thường, tầng sinh môn sẽ giãn nở tự nhiên, linh hoạt trước khi sinh để em bé chào đời dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên, đối với một số chị em, nhất là chị em sinh con đầu lòng, tầng sinh môn giãn nở không tốt, mở không đủ rộng, có nguy cơ rách tầng sinh môn…, các bác sĩ sẽ phải chỉ định thực hiện cắt một đường ngắn để mở rộng tầng sinh môn, hay còn gọi là rạch tầng sinh môn.

Một số đối tượng sản phụ có khả năng phải rạch tầng sinh môn khi sinh con thường gặp đó là: sản phụ có tầng sinh môn giãn nở kém, cơ tử cung co bóp không đủ lực; sản phụ sinh con lần đầu hay từ 35 tuổi trở lên, sản phụ mắc bệnh tim mạch, thai nhi lớn…

Vì quá trình sinh nở không được tiêm thuốc tê nên nếu bác sĩ rạch tầng sinh môn thì các sản phụ sẽ cảm thấy hơi đau. Sau khi sinh xong, vết rạch này sẽ được khâu lại như bình thường.

2. Như thế nào là tầng sinh môn bị hở?

Trong khoảng 15-20 ngày được khâu lại sau khi rạch tầng sinh môn, vết rạch sẽ tự lành và sau khoảng 1 tháng thì đi vào ổn định, dần phục hồi cảm giác. Nếu bác sĩ khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần phải đi cắt chỉ, các mũi khâu sẽ tiêu biến.

Tuy nhiên, nếu gặp các biểu hiện dưới đây, rất có thể vết khâu tầng sinh môn bị hở và cần phải thăm khám ngay:

- Vết khâu lâu lành, hay đau bụng dưới

- Vết khâu bung chỉ

- Chảy máu vùng kín quá nhiều, chảy dịch nhầy bất thường

Cơ thể mệt mỏi, bị sốt, ớn lạnh hoặc chóng mặt, nôn mửa

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 2
Cơ thể mệt mỏi, bị sốt, ớn lạnh hoặc chóng mặt, nôn mửa

- Vị trí xung quanh vết khâu xuất hiện tình trạng đau rát, sưng đỏ

- Nơi vết khâu mưng mủ, nhiễm trùng, có mùi khó chịu

- Cảm giác đau nhiều khi tiểu tiện, thường mắc đi vệ sinh…

3. Các nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phải kể đến như sau:

- Bác sĩ thực hiện khâu tầng sinh môn chưa đúng kỹ thuật

- Quá trình vệ sinh vết khâu chưa đảm bảo, để sót dị vật

- Chỉ khâu lỏng lẻo, bị đứt, bị bung khi vết thương chưa lành

- Quan hệ chăn gối quá sớm trước khi vết khâu lành lặn

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 3
Cần tìm hiểu kỹ và có các biện pháp thăm khám, xử lý phù hợp khi phát hiện vết khâu tầng sinh môn bị há miệng càng sớm càng tốt

- Vận động, đi lại quá nhiều

- Hoạt động không đúng tư thế, hay ngồi lệch, ngồi nghiêng làm vết khâu bị căng, đứt hở ra

- Không vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo vùng kín sau khi khâu tầng sinh môn

4. Cách chăm sóc, điều trị khi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Sau khi phát hiện vết khâu bị hở, các chị em cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán vết khâu tầng sinh môn bị hở có sao không và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của vết khâu bị hở mà bác sĩ sẽ vệ sinh sát khuẩn, chỉ dẫn uống thuốc, massage điều trị tại nhà hoặc chỉ định thực hiện phẫu thuật khâu lại tầng sinh môn. Nên lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và cơ sở y tế tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Ngoài ra, để chăm sóc vết khâu bớt đau và nhanh lành, các chị em cũng cần chủ động thực hiện:

Trong các hoạt động, sinh hoạt thường ngày:

Tập luyện nhẹ nhàng các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia nhằm hạn chế các ảnh hưởng gây ra cho đường ruột, bàng quang, ngăn ngừa chảy máu vùng kín, thúc đẩy sự linh hoạt, dẻo dai khung chậu.

Thường xuyên vận động thư giãn, đi lại nhẹ nhàng. Tuy việc đi đứng có thể gây khó khăn, đau rát nơi vết khâu nhưng sẽ kích thích lưu thông máu, giúp vết thương mau lành.

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 4
Thực hiện các bước vệ sinh vùng kín thật kỹ, dùng nước rửa vệ sinh dịu nhẹ và lau khô bằng khăn mềm sạch sẽ

Massage đúng cách, ngâm nước ấm vùng kín thư giãn.

Thực hiện các bước vệ sinh vùng kín thật kỹ, dùng nước rửa vệ sinh dịu nhẹ và lau khô bằng khăn mềm sạch sẽ, đảm bảo vết khâu luôn khô thoáng. Nên lau cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.

Nếu sử dụng băng vệ sinh thì cần thường xuyên thay mới để hạn chế viêm nhiễm, nhiễm trùng. Tránh dùng tampon không tốt cho tầng sinh môn đang bị khâu.

Có thể sử dụng sản phẩm chuyên dụng hoặc đá lạnh bọc trong khăn mỏng để chườm lên vết khâu tầng sinh môn bị rát, bị đau giúp giảm sưng, giảm khó chịu.

Nghỉ ngơi thoải mái, chọn đệm êm, chăn gối thoáng khí và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Nên ngồi trên đệm hơi sau khi khâu tầng sinh môn.

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 5
Nghỉ ngơi thoải mái, chọn đệm êm, chăn gối thoáng khí và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày

Hạn chế tối đa mặc đồ lót cọ xát, làm ảnh hưởng vết khâu chưa lành, mặc quần áo co giãn, rộng rãi, nên chọn lựa chất liệu cotton tự nhiên mềm mại, dễ chịu.

Trong chế độ ăn uống:

- Ăn thực phẩm an toàn, lành mạnh, có nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh tự nhiên để hạn chế táo bón gây khó khăn khi đi đại tiện. Có thể tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt bò, sữa, trứng gà…, vì protein có khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp vết thương mau se khô miệng.

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 6
Ăn thực phẩm an toàn, lành mạnh, có nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh tự nhiên để hạn chế táo bón gây khó khăn khi đi đại tiện

- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh không đủ dinh dưỡng và vitamin khiến sức đề kháng suy giảm, dễ bị vi khuẩn tấn công.

- Uống nhiều nước để giữ gìn sức khỏe và đi vệ sinh dễ dàng.

- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích không tốt cho cơ thể, nhất là khi vết khâu đang dần hồi phục.

Trong quan hệ chăn gối:

Hạn chế quan hệ tình dục quá sớm, nên đợi vết khâu đã lành hẳn.

Khi vết khâu đã được chữa lành, có thể sinh hoạt tình dục trở lại. Tuy nhiên, có thể gặp tình trạng hơi đau rát trong lần đầu sau khi rạch tầng sinh môn nên cần nhẹ nhàng, thư giãn, phối hợp nhịp nhàng.

Có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc chất bôi trơn âm đạo để quá trình thuận lợi, thoải mái hơn.

5. Kinh nghiệm cho phụ nữ đi sinh lần đầu để hạn chế rách tầng sinh môn

Khi bắt đầu xuất hiện những cơn đau và co thắt ngày càng nhiều và dữ dội của hành trình vượt cạn, điều quan trọng mà các chị em sinh con đầu lòng cần lưu ý chính là thư giãn toàn thân, giữ tinh thần lạc quan, tập trung vào hơi thở và tập thở nhanh dần.

1001 điều phụ nữ cần biết sớm về vết khâu tầng sinh môn bị hở - Ảnh 7
Kinh nghiệm cho phụ nữ đi sinh lần đầu để hạn chế rách tầng sinh môn

Nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng thật đều, tránh hụt hơi, mất sức.

Hãy tập cảm nhận được cơn co tử cung để từ đó hít vào một hơi thật sâu, hai tay nắm chặt và đạp mạnh hai chân, dồn hơi rặn đẩy vùng bụng dưới giúp thai nhi ra ngoài. Cố gắng lưng thẳng, không nhấc mông lên vì như thế sẽ khó sinh.

Nghe chỉ dẫn của bác sĩ và rặn đúng cách. Khi cảm thấy hụt hơi thì hít vào một hơi sâu và rặn tiếp tục cho đến khi em bé ra ngoài.

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp khi sinh và nếu vết khâu tầng sinh môn bị hở thì không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Chỉ cần tìm hiểu kỹ và biết cách chăm sóc tốt giúp giảm đau và nhanh lành vết khâu tầng sinh môn thì mọi chuyện vô cùng thoải mái và dễ dàng.

Các mẹ nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Sản phụ khi sinh con vì một số nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn giúp em bé dễ dàng đưa ra khỏi cơ thể người mẹ. Mời độc giả cùng tìm hiểu chủ đề Nên ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Đâu là những thực phẩm cần tránh để bảo vệ vết thương của người mẹ.

TIN MỚI NHẤT