Giao mùa nên cẩn thận đề phòng bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ em

Chăm sóc con 12/04/2018 10:03

Thời tiết giao mùa nóng ẩm là thời điểm dễ sinh bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Các mẹ có con nhỏ cần lưu ý những điều này để phòng tránh và có biện pháp điều trị kịp thời khi trẻ mắc tay chân miệng.

Thời điểm giao mùa thường dễ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm, trong đó, một loại bệnh không thể coi thường ở trẻ em đó là tay chân miệng. Khi bé bị bệnh tay chân miệng, tuy không có quá nhiều nguy hiểm nếu bố mẹ biết cách điều trị tay chân miệng tại nhà. Nhưng khi bệnh có những diễn biến nặng hơn, cách chữa an toàn nhất là đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

Giao mùa nên cẩn thận đề phòng bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ em - Ảnh 1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Ảnh: Internet

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trong cơ thể con người luôn thường trực các loại vi khuẩn, virus. Ngay trong môi trường sống hàng ngày xung quanh chúng ta cũng luôn chứa rất nhiều những loại vi khuẩn, bụi bẩn, virus. Nhưng do cơ thể người có sức đề kháng nên những loại vi khuẩn, virus này không gây bệnh.

Chỉ đến những thời điểm giao mùa, cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm dẫn tới việc những người có sức đề kháng kém như người già và trẻ em dễ mắc các bệnh do virus gây ra.

Tay chân miệng cũng là một loại virus giống như bất kỳ loại virus nào khác, nó lây qua đường tiêu hóa của trẻ. Virus tay chân miệng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm não, để lại di chứng cho trẻ. Virus gây tay chân miệng bắt nguồn từ những đồ chơi hoặc khi trẻ tiếp xúc với môi trường bẩn như đất, cát, rồi đưa tay lên miệng.

Giao mùa nên cẩn thận đề phòng bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ em - Ảnh 2

Virus tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa của trẻ - Ảnh: Internet

Biểu hiện, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là trên da bé xuất hiện những mụn nước ở vị trí trong lòng bàn tay, bàn chân, vùng da quanh miệng,... Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc không sốt nếu bệnh còn nhẹ, hoặc khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn, trẻ thường sốt cao và không thể hạ sốt bằng thuốc.

Bé bị tay chân miệng thường có biểu hiện quấy khóc, mệt mỏi, không muốn chơi hoặc hay ngủ gà ngủ gật. Bố mẹ nên chú ý thói quen chơi và ngủ của trẻ để phát hiện tay chân miệng từ những biểu hiện đầu tiên để kịp thời đưa đến cơ sở y tế và có phương án điều trị.

Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Giao mùa nên cẩn thận đề phòng bệnh tay chân miệng bùng phát ở trẻ em - Ảnh 3

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ là cách phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ - Ảnh: Internet

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần bố mẹ phải rất cẩn thận trong quy trình vệ sinh các vật dụng, đồ chơi, thức ăn cho trẻ. Cách tốt nhất khi bé bị tay chân miệng, phụ huynh nên cách ly bé từ 10-14 ngày và luôn tiệt trùng mọi vật dụng, đồ chơi mà bé sử dụng để tránh làm lây lan mầm bệnh.

Thực hiện ăn chín, uống sôi và đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ sử dụng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Đồng thời, đồ chơi hay môi trường khi trẻ chơi nên được làm sạch và diệt khuẩn. Bố mẹ cũng nên lưu ý không để trẻ đưa tay vào miệng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ.

Trẻ mắc tay chân miệng gia tăng, bác sĩ chỉ ra các dấu hiệu bệnh đang diễn biến nặng

Những ngày gần đây số lượng trẻ mắc tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng, nhiều phụ huynh thường bỏ qua dấu hiệu ban đầu khiến bệnh càng trầm trọng.

TIN MỚI NHẤT