Bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ ngón tay tím tái nguy kịch vì uống sữa ngoài khiến gia đình lo lắng

Chăm sóc con 01/05/2019 05:30

Sau khi cho con uống sữa ngoài anh Dương thấy bé bị nổi mẩn đỏ rồi các đầu ngón tay, ngón chân tím lại.

Anh Lê Huy Dương, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Hợp Lực (Thanh Hóa), vẫn chưa hết bàng hoàng khi nghĩ lại ngày kinh hoàng xảy ra với gia đình anh.

Cụ thể, sự việc xảy ra vào ngày 11/4, vợ anh Dương đi công tác để lại sữa mẹ cho bé thứ 2 uống nhưng không đủ. Thấy vậy, bà của cháu bé đã cho uống thêm loại sữa này.

Tuy nhiên, chỉ sau 30 phút, bé bị nổi mẫn đỏ. Nghĩ là dị ứng thông thường, anh bảo bà cho con cho uống 1/3 viên clopheniramin 4 mg.

Đến 11h40, khi anh Dương đi làm về, bé vẫn chơi, ban đỏ ngoài da khắp người (không nổi mẩn). Lúc này, đột nhiên bé nôn ra sữa, đồng thời đầu ngón tay, ngón chân tím lại.

Bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ ngón tay tím tái nguy kịch vì uống sữa ngoài khiến gia đình lo lắng - Ảnh 1
Loại sữa mà em bé đã uống - Ảnh minh họa: Internet

Ngay lập tức, anh Dương cho rằng con bị sốc phản vệ nặng và là tình huống cấp cứu tối cấp nên nhanh chóng tiêm 0,2 ml adrenalin 1 mg vào bắp đùi cho bé. Sau đó, anh chở bà và bé lên Bệnh viện Nhi Thanh Hoá trong 5 phút. Tại khoa Hồi sức tích cực, bé có dấu hiệu tụt huyết áp, môi nhợt nhạt. Các bác sĩ cấp cứu theo phác đồ chống sốc và nhận thấy tình trạng của bé tiến triển tích cực.

Tuy nhiên, đến 15h cùng ngày, tình trạng của bé lại có diễn tiến xấu, bác sĩ quyết định đặt nội khí quản cho thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm và dùng phối hợp các thuốc vận mạnh. Đến 18h, các dấu hiệu sinh tồn cho thấy bé sẽ không qua khỏi .

Là người trong nghề nên người cha này biết sốc phản vệ quan trọng nhất là phải xử trí nhanh và tại chỗ, việc chuyển viện quá nguy hiểm. Sau khi "cân não", anh quyết định vẫn đưa con lên tuyến trên.

Bé 5 tháng tuổi bị sốc phản vệ ngón tay tím tái nguy kịch vì uống sữa ngoài khiến gia đình lo lắng - Ảnh 2
Bác sĩ khuyến cáo trẻ em trong 6 tháng đầu nên bú sữa mẹ 100% - Ảnh minh họa: Internet

Đến 22h30, khi xe vừa vào đến cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, bình oxy hết, máy thở ngừng hoạt động, các bác sĩ đi cùng phải bóp bóng. Anh ôm con và cùng nhau chạy vào phòng cấp cứu trong tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Sau khi tiến hành nhiều thủ thuật, bé có lại mạch nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch, cơ hội sống 1-2%.

Tuy nhiên, theo anh Dương, phép màu đã xảy ra với con anh. Sau hơn một ngày tại phòng Hồi sức tích cực, bé cai được vận mạch, sau 3 ngày cai máy thở và lọc máu, tình trạng tiến triển đi lên và được ra khỏi phòng cách ly sau 3 ngày. Chiều 18/4, bệnh nhi được xuất viện gia đìnnh vô cùng vui mừng.

Các chuyên gia khuyến cáo cách xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Gọi ngay cấp cứu nếu bé khó thở hoặc bị ngất. Đặt bé nằm xuống ở tư thế chân kê cao để giảm nguy cơ bị sốc. Giúp bé giữ bình tĩnh bằng cách nói chuyện với bé và giữ bình tĩnh chính mình. Đừng cho trẻ dùng thuốc kháng histamin nếu dưới 6 tháng. Ngay cả khi trẻ lớn hơn, cũng đừng cho nếu thấy bé gặp khó khăn khi thở hoặc nuốt, vì bé có thể bị nghẹt thở.

Khi các nhân viên y tế đến nơi, có thể họ sẽ cấp cứu cho bé ngay tại chỗ bằng cách tiêm epinephrine giúp ngừng phản ứng trong vòng vài phút. (Epinephrine làm cho tim đập mạnh hơn, làm giãn cơ ở đường thở, giảm sưng và cải thiện nhịp trong mạch máu để tăng lưu lượng máu đến các vùng quan trọng như tim và não).

Các nhân viên y tế sẽ đưa bé đến bệnh viện, ở đó bé sẽ được kiểm tra và theo dõi những phản ứng trì hoãn. Các bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vấn đề. Bạn nên giữ liên lạc với bác sĩ của bé, người có thể sẽ giới thiệu bạn một chuyên gia về dị ứng ở trẻ em.

Để trẻ sơ sinh không bị ốm trong mùa hè, nhất định mẹ cần ghi nhớ điều này

Cha mẹ cần lưu ý hết sức khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè để trẻ không mắc bệnh.

TIN MỚI NHẤT