Con trai lớp 5 chỉ giải được toán lớp 2, con gái lớn lên sống buông thả vì sai lầm nghiêm trọng này của nhiều cha mẹ

Bài học làm mẹ 02/04/2020 05:00

Lời nói của cha mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý trẻ em khi trưởng thành. Vì vậy việc cha mẹ thường xuyên quát mắng con có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.

Trẻ em là tấm gương phản chiếu hành động của người lớn, bố mẹ sử dụng lời nói nhã nhặn, lịch sự với con thì lớn lên con sẽ ngoan ngoãn, lễ phép; ngược lại tâm lý trẻ em sẽ bị ảnh hưởng xấu khi phải thường xuyên nghe cha mẹ la mắng. Dưới đây là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi phụ huynh cứ vô tư mắng chửi con mỗi ngày.

Trẻ có xu hướng hành động lệch lạc so với mong đợi của người khác

Bé học lớp 5 chỉ giải được toán lớp 2 do bố mẹ luôn mắng là dốt nát

Thi thử vào lớp 6, cả Toán và Tiếng Việt của Minh chỉ đạt 0,5 điểm, bị đánh giá ngang học sinh lớp 2. Bố mẹ Minh hoảng hốt, đưa con đi kiểm tra trí thông minh. Vì 4 năm đầu cấp bé học rất tốt kết quả IQ của Minh đạt 110, thuộc mức khá, trí nhớ cũng ổn. Chia sẻ với chuyên gia tâm lý, Minh luôn tự nhận mình học dốt vì "bố mẹ con bảo thế". 

tam ly tre em 1
Bé nghĩ mình học dốt vì cha mẹ thường xuyên mắng là 'đồ học dốt' - Ảnh: Internet

Cô gái trở nên "hư hỏng" do hồi nhỏ bố thường mắng là “đồ lăng loàn”

Ngọc năm nay 26 tuổi, cô từng là niềm tự hào trong một gia đình gia giáo. Năm lớp 12, khi biết Ngọc có người yêu hơn 10 tuổi, bố cô không ngừng rủa con là "đồ lăng loàn", "làm gái". 

Khi học đại học, Ngọc trở nên sa ngã, cô cặp kè với những người đàn ông lớn tuổi, đi bar và tìm đến rượu bia, thậm chí lên mạng tìm "tình một đêm".

Khi tâm sự cùng chuyên gia tâm lý, Ngọc bình thản nói "bố muốn tôi hư hỏng thì tôi hư hỏng". Nhiều năm qua đi, tổn thương tâm lý do những lời trách mắng của bố vẫn không thể xóa mờ được trong tâm trí của cô con gái. 

Trẻ thường xuyên bị lo âu, sợ hãi

Việc quát mắng trẻ khiến cho trẻ hình thành nỗi sợ hãi cũng như sự bất an về mặt tâm lý. Điều này khiến trẻ không hề nghe lời mà còn phản ứng lại một cách cực đoan.

Trẻ xem việc la mắng của bố mẹ như một mối đe dọa, có cảm giác như đang mất đi sự an toàn và tự tin trong chính ngôi nhà của mình. Lâu ngày, trẻ trở nên bướng bỉnh, hay cáu gắt, giận dữ và có những hành động chống đối.

tam ly tre em 2
Trẻ lo âu, sợ hãi khi bị mắng thường xuyên - Ảnh: Internet

Trẻ bị trầm cảm

Ngoài việc thường xuyên cảm thấy lo âu, sợ hãi khi bị cha mẹ mắng, tâm lý trẻ em còn chịu nhiều tổn thương sâu sắc hơn. Trong nghiên cứu theo dõi về hành vi của những đứa trẻ 13 tuổi thường xuyên bị quát mắng, các nhà khoa học phát hiện sự gia tăng đáng báo động của triệu chứng trầm cảm, lo lắng quá mức và khó tin tưởng người khác.

Các hệ lụy gây ra khi trẻ bị trầm cảm là việc trẻ trở nên buồn rầu, tuyệt vọng, sống khép kín hoặc nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực, muốn tự tử để giải thoát khỏi sự tuyệt vọng của bản thân.

tam ly tre em 3
Trẻ bị trầm cảm khi phải chịu những lời la mắng của bố mẹ - Ảnh: Internet

Cách để con nhận ra lỗi của mình

Để tránh làm tổn thương tâm lý trẻ, bố mẹ nên chú ý đến việc sử dụng ngôn từ. Ví dụ, thay vì nói “Con thật ngu ngốc khi làm như vậy”, thì bạn nên nói: “Mẹ cảm thấy rất tức giận và thất vọng khi con không nghe lời”. Nếu bạn lỡ mất kiểm soát và nói ra những từ “không lọt tai”, hãy sẵn sàng xin lỗi các con.

Tương lai phát triển của con phụ thuộc rất nhiều vào ngôn từ và hành động đối xử hàng ngày của bố mẹ. Vì vậy, phụ huynh hãy luôn nghiêm túc, đừng dùng những lời nói khiếm nhã hay hành động cục súc đối với con của mình.

'Mẹ ơi! Sao mẹ có râu bên dưới nhiều thế, bao giờ con có râu như mẹ' và câu trả lời khiến ai cũng nể phục sát đất

Giáo dục giới tính cho trẻ là việc các bậc phụ huynh nên làm ngay từ khi con biết tìm hiểu về cơ thể của mình. Việc dạy con thông qua những câu hỏi của trẻ hàng ngày sẽ giúp trẻ tránh được nhiều trường hợp xấu xảy ra.

TIN MỚI NHẤT