Vụ nam sinh nhảy lầu tự tử, để lại thư tuyệt mệnh: Chuyên gia y tế lý giải nguyên nhân của tình trạng trầm cảm ở tuổi học đường

Xã hội 03/04/2022 14:49

Nhưng ngày qua, vụ việc nam sinh tự tử, để lại thư tuyệt mệnh đang gây xôn xao dư luận. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của sự trầm cảm ở tuổi học đường là sự tích tụ của một quá trình diễn biến bởi tình trạng ức chế cảm xúc bị dồn nén do buồn chán.

Những ngày vừa qua, dư luận đang hết sức bàng hoàng trước vụ việc nam sinh nhảy lầu tự tử, để lại thư tuyệt mệnh. Nguyên nhân ban đầu được nghi là do áp lực học tập. 

Theo đó, báo Lao Động đưa tin, khoảng 4h15 ngày 1/4, Công an phường Phú La nhận tin báo từ đơn vị quản lý về việc phát hiện thi thể một nam thanh niên tại khu vực sảnh khu chung cư Văn Phú Victoria, rơi từ tầng cao xuống. Công an phường sau đó đã tới phong tỏa hiện trường, phối hợp với Công an quận Hà Đông khám nghiệm, điều tra.

thu tuyet menh 1
hu chung cư Văn Phú Victoria - Ảnh: VOV

Bước đầu, cơ quan công an xác định danh tính nạn nhân là L.N.N.M. (16 tuổi) trú tại một căn hộ tầng 28 tòa V1. Nạn nhân đang học lớp 10 tại một trường THPT chuyên ở Hà Nội.

Được biết, trước khi xảy ra vụ việc, M. có để lại đoạn thư tuyệt mệnh.

Ngay sau khi vụ việc thương tâm xảy ra, MXH đã liên tục xuất hiện các clip, hình ảnh ghi lại quá trình nam sinh này viết thư tuyệt mệnh và lao ra ban công nhảy xuống. Chia sẻ về vấn đề này với VOV, một lãnh đạo Công an quận Hà Đông cho biết, lực lượng chức năng đang tiến hành truy tìm người tung clip và thư tuyệt mệnh của nam sinh L.N.N.M. 

"Vụ việc quá đau lòng, ảnh hưởng lớn đến gia đình. Hiện, chúng tôi chưa tìm ra được người tung clip và đơn vị đang tiếp tục làm rõ" - vị lãnh đạo Công an quận Hà Đông cho biết.

thu tuyet menh 2
Hiện, những clip, hình ảnh liên quan đến vụ việc này đã bị yêu cầu gỡ bỏ - Ảnh: Lao Động

Trước đó, một vụ việc tương tự cũng xảy ra khiến nhiều người xót xa. Cụ thể, dẫn tin từ Tiền Phong, ngày 21/2 tại TP.HCM một học sinh trường THPT N.H.T, Quận 4 cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh trên từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.

Sau hàng loạt các vụ việc đau lòng xảy ra, không ít người nhận định trầm cảm ở lứa tuổi học đường là điều cần được quan tâm đặc biệt. Bởi ở lứu tuổi bồng bột, suy nghĩ và nhận thức của các em dễ bị tác động, thì những hành vi như trên rất dễ diễn ra.

thu tuyet menh 3
Ảnh minh họa: Internet

Trao đổi về vấn đề này với Tiền Phong, Chuyên gia tâm lý lâm sàng Nguyễn Hồng Nhã, phòng khám Tâm lý, Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TPHCM) cho biết: “Các nghiên cứu lâm sàng trong 2 thập kỷ qua cho thấy, trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm thần ở tuổi thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Tỷ lệ trẻ bị trầm cảm thường cao hơn ở các nước thu nhập trung bình thấp và gia tăng theo từng năm. Hơn một nửa trường hợp đau lòng ở độ tuổi thanh thiếu niên được báo cáo mắc chứng rối loạn trầm cảm tại thời điểm xảy ra sự việc”.

Theo đó, các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân của sự trầm cảm ở tuổi học đường là sự tích tụ của một quá trình diễn biến bởi tình trạng ức chế cảm xúc bị dồn nén do buồn chán những mâu thuẫn trong gia đình, do không được đáp ứng những nhu cầu của bản thân, do áp lực học tập hoặc bất hòa trong mối quan hệ bạn bè… Tổng hợp của một hoặc nhiều yếu tố khiến trẻ rơi vào bi quan nhưng không muốn chia sẻ hoặc không biết phải chia sẻ cùng ai chính là lý do dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ huynh và cả thầy cô do quá bận với công việc hoặc thiếu quan tâm nên không nhận ra những thay đổi về tâm lý của trẻ. Tình trạng trầm cảm trong lứa tuổi học đường thường bị người lớn bỏ qua do đánh đồng với những biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn.

thu tuyet menh 4
Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ

Dẫn nguồn từ phân tích của Thạc sĩ Phan Thị Hoài Yến, khoa Tâm thể - Bệnh viện thành phố Thủ Đức cho biết, để hạn chế tối đa những nguy cơ đẩy trẻ vào trạng thái khủng hoảng tâm lý dẫn tới trầm cảm, rối loạn tâm thần, các chuyên gia tâm lý cho rằng sự quan tâm của gia đình, thầy cô, bạn bè là yếu tố đặc biệt quan trọng, nâng đỡ tâm hồn con trẻ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Cha mẹ, thầy cô không nên đặt kỳ vọng quá lớn vào thành tích học tập của trẻ để tránh gây áp lực, căng thẳng. Cần động viên, chia sẻ và sắp xếp việc học tập vui chơi một cách hợp lý, khoa học để trẻ có điều kiện phát triển cân bằng cả thể lực, trí lực trong tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ, tự giác.

Bạn học với nam sinh tự tử ở Hà Nội tâm lý bất ổn, khóa MXH vì sợ thấy những tin tức đau lòng, cô hiệu trưởng nghẹn ngào: 'Đừng làm gì tiêu cực để tạo hiệu ứng domino'

Chia sẻ trong một phóng sự được phát trên bản tin 18h tối của Chuyển động VTV24h, bạn học của nam sinh trong vụ tự tử, để lại thư tuyệt mệnh cho biết về tình trạng hiện tại của các bạn trong lớp sau khi hay tin về vụ việc đau lòng.

TIN MỚI NHẤT