Việt Nam sắp có hơn 200.000 liều vaccine 5 trong 1 tiêm cho trẻ

Tin y tế 15/06/2023 10:33

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc sẽ hỗ trợ cho Việt Nam hơn 200.000 liều vaccine 5 trong 1 để tiêm cho trẻ trong độ tuổi theo quy định.

Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, WHO tại Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thống nhất sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam trên 200.000 liều vaccine 5 trong 1 để tiêm cho trẻ. Ngoài ra, còn có hơn 65.000 liều vaccine 5 trong 1 từ nguồn tài trợ trong nước. Số vaccine này đảm bảo để tiêm cho trẻ em thuộc nhóm phải tiêm vaccine 5 trong 1.

"Số vaccine này sẽ ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa – nơi trẻ khó tiếp cận được với nguồn vaccine 5 trong 1 dịch vụ" - Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói và cho biết thêm: Các đơn vị của Bộ Y tế đang hoàn tất các thủ tục để sớm tiếp nhận nguồn viện trợ nhằm có vaccine tiêm cho trẻ.

Người đứng đầu ngành y tế cho biết, để triển khai việc này, ngành y tế đã chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Tài chính xây dựng dự thảo về Nghị quyết của Chính phủ bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách dự phòng năm 2023 cho Bộ Y tế mua vaccine trong tiêm chủng mở rộng để triển khai thực hiện trong toàn quốc.

Việt Nam sắp có hơn 200.000 liều vaccine 5 trong 1 tiêm cho trẻ - Ảnh 1
Việt Nam sắp có hơn 200.000 liều vaccine 5 trong 1 tiêm cho trẻ từ nguồn hỗ trợ. Ảnh: HCDC

Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin gì?

 

Theo Medlatec, vắc xin 5 trong 1 là vắc xin thế hệ mới, có thể phòng 5 loại bệnh khác nhau, đó là: bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, bệnh bại liệt hoặc bệnh do HiB gây ra. Bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ cho trẻ sơ sinh đi tiêm vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền kể trên.

Kể từ khi vắc xin tổng hợp 5 trong 1 ra đời, trẻ không phải tiêm quá nhiều mũi vắc xin riêng lẻ, thay vào đó, chỉ cần tiêm liều vắc xin tổng hợp đã có thể phòng được 5 loại bệnh lây truyền nguy hiểm. Bên cạnh đó, vắc xin tổng hợp 5 trong 1 cũng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm phòng đáng kể. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn động viên các bậc phụ huynh cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1.

Việt Nam sắp có hơn 200.000 liều vaccine 5 trong 1 tiêm cho trẻ - Ảnh 2
Vắc xin 5 trong 1 cần thiết cho trẻ. Ảnh: Internet

Hai dòng vắc xin được sử dụng tại Việt Nam là ComBe Five và Pentaxim. Cụ thể, ComBE Five là dòng sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ và được sử dụng từ 6/2018 cho tới nay. ComBE Five được dùng thay thế cho dòng vắc xin Quinvaxem sản xuất tại Hàn Quốc do hãng ngưng sản xuất dòng vắc xin của họ. Dòng vắc xin này hiện đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam.

Cho tới nay, vắc xin tổng hợp 5 trong 1 của Ấn Độ đã được đưa vào dùng ở 43 đất nước trên thế giới và chứng minh được hiệu quả bảo vệ sức khỏe, mức độ an toàn. Lưu ý khi tiêm vắc xin ComBe Five cho trẻ, cha mẹ nên cho bé tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt.

Nhìn chung, vắc xin tổng hợp có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, các bậc phụ huynh nên theo dõi lịch và cho bé đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu trì hoãn tiêm chủng, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao, sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí, nhiều căn bệnh có thể cướp đi tính mạng của em bé do không kịp thời phát hiện, chữa trị.

Sau khi hoàn thiện 3 mũi chính, cha mẹ nên chú ý và cho bé đi tiêm nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ nhỏ. Thời điểm thích hợp để đi tiêm nhắc lại đó là khi trẻ đạt 16 - 18 tháng tuổi.

Nếu cha mẹ đang đau đầu vì phản ứng của trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1, hãy tham khảo những cách xử trí sau đây để bé nhanh khỏe, quay trở lại sinh hoạt bình thường nhé!

Khi thấy trẻ bị sốt, cha mẹ không nên vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh. Chúng ta chỉ cho trẻ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên thay trang phục thoáng mát, thoải mái cho bé

 

Các bác sĩ cũng khuyên cha mẹ hạn chế sử dụng nước lạnh để lau người cho con. Chúng ta nên dùng khăn thấm nước ấm, lau chân, tay và nách cho trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, cơ thể sẽ mất khá nhiều nước, lúc này cha mẹ hãy tập trung bổ sung nước hoặc cho con bú mẹ. Đây là cách bù nước hiệu quả, giúp bé mau chóng hạ sốt.

Sau khi tiêm phòng, trẻ có dấu hiệu biếng ăn, quấy khóc. Thời điểm này, chúng ta nên chuẩn bị các món ăn lỏng, có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, không ép con ăn, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

'Cưỡng ép' mang đai nịt bụng siết eo, cô gái nhận về cái kết đau nhức, bụng bầm tím: Bác sĩ chỉ ra những sai lầm và hậu quả

Những hiểu lầm về việc đeo đai nịt bụng giảm cân đã khiến nhiều cô gái nhận về hậu quả không ngờ. Bác sĩ đã lên tiếng để nhắc nhở về điều này.

TIN MỚI NHẤT