Nếu khó ngủ, thử ngay phương pháp '10-3-2-1-0': Đơn giản, ngủ nhanh, sâu, ngon giấc

Sức khỏe 31/10/2023 09:40

Khó ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, vì vậy các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một số phương pháp giúp mọi người chìm vào giấc ngủ, trong đó có phương pháp '10-3-2-1-0'.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, nhưng có vẻ như nhiều người không làm được điều đó.     

Khó ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, vì vậy các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một số phương pháp giúp mọi người chìm vào giấc ngủ.

Để giúp những người trằn trọc nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, Tiến sĩ Jess Andrade giới thiệu phương pháp ngủ "10-3-2-1-0".

Cô lưu ý rằng lời khuyên này “không dành cho tất cả mọi người dựa trên tiền sử bệnh” và khuyên bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi đang có những lo lắng về giấc ngủ.

10 giờ trước khi đi ngủ không uống caffeine

Nếu khó ngủ, thử ngay phương pháp '10-3-2-1-0': Đơn giản, ngủ nhanh, sâu, ngon giấc - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Kết thúc việc tiêu thụ caffeine khoảng 10 giờ trước khi đi ngủ và kiểm tra kỹ loại trà bạn định uống trước khi đi ngủ.

Tiến sĩ Jess Andrade giải thích trong chú thích trên clip Instagram của mình: “Đồ uống chứa caffein sẽ được đào thải khỏi máu trong khoảng 10 giờ và đồng nghĩa với việc loại bỏ tác dụng kích thích". 

3 giờ trước khi ngủ hạn chế ăn uống

Nếu khó ngủ, thử ngay phương pháp '10-3-2-1-0': Đơn giản, ngủ nhanh, sâu, ngon giấc - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Jess Andrade, một bác sĩ y học thể thao ở Massachusetts, lý luận: "Kết thúc bữa ăn lớn hoặc kết thúc việc uống rượu trước 3 giờ có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và nguyên nhân làm suy yếu chu kỳ giấc ngủ tự nhiên do rượu gây ra cũng giảm bớt". 

Các chuyên gia đã lưu ý rằng ăn quá muộn trong ngày có thể cản trở giấc ngủ, do đó có thể khiến bạn đói khi đi ngủ, vì vậy việc theo dõi việc kiểm soát khẩu phần ăn và các loại thực phẩm ăn trước khi đi ngủ là rất quan trọng.  

2 giờ trước khi đi ngủ ngừng làm việc

Nếu khó ngủ, thử ngay phương pháp '10-3-2-1-0': Đơn giản, ngủ nhanh, sâu, ngon giấc - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cố gắng ép mình đi vào giấc ngủ ngay lập tức thường không giúp bạn nghỉ ngơi lâu hơn, thậm chí còn có thể khiến bạn lo lắng và khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Các chuyên gia khuyên bạn nên tạo thói quen thư giãn để giải tỏa căng thẳng và cho phép cơ thể cũng như tâm trí của bạn rơi vào trạng thái yên tĩnh, điều này sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Tiến sĩ Jess Andrade khuyên bạn nên dành 2 giờ cuối cùng của mỗi đêm để cố gắng “thư giãn đầu óc và viết ra tất cả các nhiệm vụ cho ngày hôm sau và cho đầu óc được nghỉ ngơi”.

1 giờ trước khi ngủ không xem điện thoại

Nếu khó ngủ, thử ngay phương pháp '10-3-2-1-0': Đơn giản, ngủ nhanh, sâu, ngon giấc - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia y tế đã xác định rằng thời gian sử dụng thiết bị vào đêm khuya là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lệch múi giờ xã hội - sự khác biệt giữa nhu cầu ngủ tự nhiên của cơ thể (hoặc kiểu thời gian) và thời gian thực hiện các nhiệm vụ xã hội. 

Xem điện thoại là một phần của thói quen thư giãn vào ban đêm, tuy nhiên hãy kết thúc thời gian sử dụng các thiết bị điện tử sớm hơn.

Tiến sĩ Jess Andrade khuyến nghị: “1 giờ trước khi đi ngủ, hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vì ánh sáng xanh sẽ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể.

0 nhấn nút báo thức lại vào buổi sáng

Nếu khó ngủ, thử ngay phương pháp '10-3-2-1-0': Đơn giản, ngủ nhanh, sâu, ngon giấc - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người có thói quen hẹn nhiều báo thức cách nhau vài phút, nhấn báo thức lại để ngủ thêm. Giấc ngủ thêm có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, uể oải.  

Tiến sĩ Jess Andrade lưu ý rằng những mẹo này có thể không hiệu quả với tất cả mọi người, chẳng hạn như lợi ích của việc nhấn nút báo thức lại đã được tranh luận rất nhiều.

Một nghiên cứu từ năm ngoái cho thấy gần một phần tư người Mỹ trưởng thành áp dụng chế độ "nhấn báo thức lại" để “ngủ nhiều hơn”, cho rằng điều đó giúp ích cho họ.

Còn Cristina Watson, giám đốc thương hiệu tại Dave's Killer Bread, đối tác với OnePoll để thực hiện cuộc khảo sát năm 2022, cho biết: "Nhấn 'báo thức lại' không khiến bạn lười biếng, đó là dấu hiệu của sự tự nhận thức". 

Chuyên gia tiết lộ ngủ sâu giấc không khó nếu kiên trì làm 4 điều này, thói quen vừa đơn giản lại có lợi hơn cả uống thuốc bổ

Nếu bạn khó ngủ hoặc không thể ngủ sâu giấc, làm 4 điều sau sẽ thúc đẩy quá trình tiết melatonin và giúp bạn ngủ ngon.

TIN MỚI NHẤT