Nắng nóng gay gắt, nhiều trẻ em, người lớn bị sốc nhiệt: Những việc cần làm ngay

Sức khỏe 06/05/2023 12:07

Những ngày vừa qua, toàn quốc đang vào mùa nắng nóng diện rộng. Nhiều người bị sốc nhiệt do làm việc ngoài trời nắng.

Nắng nóng kéo dài khiến trẻ em nhập viện tăng cao

Theo thông tin từ Kinh tế Sài Gòn Online cho biết, cho biết trong tháng 4 vừa qua, đơn vị này đã ghi nhận số lượng bệnh nhi đến khám tăng cao so với những tháng trước đó. Trẻ em đến khám chủ yếu mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa và bệnh liên quan đến da do nắng nóng gây ra. Cụ thể, trung bình mỗi ngày có 600 trường hợp khám về bệnh lý hô hấp, 400 trường hợp về bệnh rối loạn tiêu hóa và từ 50-100 trường hợp gặp vấn đề về nhiễm trùng da rôm sảy.

Tương tự tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), hơn một tháng gần đây, trung bình mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận khoảng 4.000 lượt bệnh nhi tới khám bệnh, tăng khoảng 300-500 ca mỗi ngày so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ trẻ em có triệu chứng nặng phải nhập viện dao động từ 8-10%. Các trường hợp mắc bệnh về da thường điều trị ngoại trú; còn những bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa được nhập viện điều trị.

Dẫn theo Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 4-5 vừa qua, bệnh viện Nhi đồng TPHCM đã tiếp nhận một bé trai 14 tuổi bị sốc nhiệt do vận động quá sức trong nắng nóng. Cụ thể, sau khi chạy 10 vòng sân bóng đá trong trường học, bệnh nhi này bị vã mồ hôi, chuột rút, nhức đầu và ngất xỉu; sau đó được đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng tím tái, thở yếu, sốt 41 độ C, nồng độ oxy trong máu (SpO2) chỉ còn 70%. Sau 6 giờ điều trị tích cực, hiện sức khoẻ của bé trai này đã dần ổn định.

Nắng nóng gay gắt, nhiều trẻ em, người lớn bị sốc nhiệt: Những việc cần làm ngay - Ảnh 1
Trẻ em và người lớn có nguy cơ sốc nhiệt cao - Ảnh: Zing News 

Bệnh viện Quân Y 175 (TPHCM) cho biết, không chỉ riêng trẻ em dễ bệnh trong mùa nắng nóng, người trưởng thành, thanh thiếu niên cũng dễ gặp các vấn đề về say nắng, sốc nhiệt. Đặc biệt, vừa qua đã có trường hợp sốc nhiệt nặng do lao động liên tục trong môi trường nắng nóng kéo dài, phải đưa vào viện cấp cứu.

Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, nhiều người có thể bị mất nước qua hơi thở, đổ mồ hôi; thậm chí rơi vào tình trạng rối loạn nước và điện giải. Trường hợp nặng hơn có thể bị sốc nhiệt. Sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ở nhóm người lớn tuổi, người có vấn đề về sức khỏe, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bác sĩ Công cho biết thêm.

Tránh sốc nhiệt, cần lưu ý những gì?

Theo thông tin từ Zing News, các chuyên gia cảnh báo người dân cần cẩn trọng trước hiện tượng sốc nhiệt rất dễ xảy ra, đặc biệt ở trẻ em.

Triệu chứng của sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 40 độ C. Các triệu chứng thần kinh thường gặp là khó suy nghĩ rõ ràng, bị ảo giác, đi lại khó khăn, da ửng đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, yếu cơ, nhức đầu… Sau khi ra nắng, một người rơi vào tình trạng cơ thể quá nóng cũng có thể bị chuột rút, kiệt sức và ngất. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể hôn mê, co giật, nhịp tim đập nhanh.

Nắng nóng gay gắt, nhiều trẻ em, người lớn bị sốc nhiệt: Những việc cần làm ngay - Ảnh 2
Tránh ra ngoài vào thời điểm nắng nóng -  Ảnh: Kinh tế SaiGon online.

Khi trẻ bị sốc nhiệt, người dân đem ngay nạn nhân ra khỏi chỗ nắng, nóng, cho nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Nới rộng quần áo hoặc cởi bỏ bớt, quạt cho trẻ. Hãy dùng khăn tẩm nước mát lạnh, đắp vùng trán, gáy, nách, lau khắp người để làm hạ thân nhiệt, có thể kèm quạt mát để thoát nhiệt.

Bạn nên theo dõi cho đến khi thân nhiệt trẻ hạ xuống dưới 38 độ C. Hãy cho bé uống nhiều nước (nước chín, nước lọc, nước Oresol) để bù các chất điện giải.

Khi trẻ bị sốc nhiệt, người dân tuyệt đối không cạo gió, xoa dầu nóng, quấn kín trẻ.

Về dinh dưỡng, gia đình nên cho bé dùng thức ăn lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, bổ sung thêm rau quả tươi.

Theo thông tin từ Kinh tế Sài Gòn Online, với tình hình như hiện nay người dân nên hạn chế ra đường trong những khung giờ nắng nóng cao điểm, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền. Nhà ở nên được bố trí hệ thống làm mát, điều hòa và không nên để nhiệt độ bên trong chênh lệch quá cao so với bên ngoài. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng nên ở mức 27-28 độ C.

Trước khi ra ngoài, mọi người cần tắt điều hòa để cơ thể thích nghi được với nhiệt độ, khi đi nắng về đừng tắm vội mà hãy để cơ thể được nghỉ ngơi, uống bù nước cho nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không nên căng thẳng, bố trí công việc phù hợp, hạn chế đi ra đường khi trời nắng nóng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Mọi người cần ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả tươi để tăng sức đề kháng. Riêng với trẻ, chế độ ăn cần đa dạng, tăng cường rau quả giàu vitamin C, A để hỗ trợ hệ miễn dịch... Để phòng bệnh đường tiêu hóa, mọi người không ăn rau sống, thức ăn ôi thiu, không uống nước lã; sử dụng lồng bàn đậy đồ ăn và diệt ruồi nhặng; rửa tay sạch trước khi ăn và chế biến thực phẩm.

Bé trai 14 tuổi tổn thương gan, thận do sốc nhiệt sau khi tập chạy buổi sáng

Khoảng 8h sáng, sau khi tập chạy quanh sân bóng 30 phút, nam sinh có biểu hiện vã mồ hôi, chuột rút, nhức đầu rồi ngất xỉu.

TIN MỚI NHẤT