Đau các khớp ngón tay và chân nguyên nhân và cách điều trị

Sức khỏe 24/12/2019 10:49

Đau các khớp ngón tay và chân do thời tiết thay đổi hoặc chấn thương do tai nạn… khiến nhiều bệnh nhân không thoải mái khi vận động, vì vậy cần thăm khám để có cách chữa trị phù hợp cho bản thân nhất.

Thỉnh thoảng, bạn bị đau các khớp ngón tay và chân mà không rõ nguyên do. Đôi khi chủ quan nên cũng không đi bác sĩ thăm khám và nghĩ rằng nó sẽ tự khỏi.

Tuy nhiên, việc đau nhức cứng cơ khiến mọi hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn từ những việc nhỏ nhặt như mở nắp chai…Do đó, bài viết hôm nay sẽ hỗ trợ phần nào cho chúng ta thoải mái nhanh nhất có thể.

dau cac khop ngon tay va chan
Đau các khớp ngón tay và chân là bệnh gì?
  1. Đau các khớp ngón tay là bệnh gì và nguyên nhân?

Đau các khớp ngón tay là bệnh gì? Để biết được đau các khớp ngón tay là bệnh gì thì trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, có thể do cơ thể bước vào thời kỳ lão hóa, bị nhiễm lạnh, chấn thương, trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương phần sụn do lao động, chơi thể thao, tai nạn…

Chấn thương

Trong các hoạt động vui chơi, làm việc hằng ngày thì chấn thương do va chạm, té ngã là chuyện không thể tránh khỏi, khi phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương do gãy, trật khớp thì sẽ gây ra đau nhức khớp ngón tay.

Thoái hóa khớp

dau cac khop ngon tay va chan 1
Nguyên nhân đau khớp ngón tay và chân

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, có biểu hiện rõ rệt nhất khi thời tiết trở lạnh. Khi thoái hóa do tuổi tác thì phần sụn sẽ bị xơ hóa, bắt đầu mọc gai gây đau nhức cho người bệnh, chúng càng dễ bị nứt vỡ khi tác động và khó lành, đây là dấu hiệu của các bệnh lý thường gặp như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, hội chứng ống cổ tay…

Bệnh Lupus

Lupus là bệnh tự miễn, làm viêm mô liên kết và có thể tổn hại đến các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh này có nguyên nhân khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh này là sưng, viêm, tê cứng và xảy ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái).

Bệnh Gout

Khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp dẫn đến bệnh gout. Dấu hiệu thường thấy để phân biệt bệnh gout và các bệnh khác là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp ngón tay chân, lây lan đến các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

  1. Phương pháp điều trị đau nhức các khớp ngón tay chân

    dau cac khop ngon tay va chan 2
    Phương pháp điều trị đau nhức các khớp ngón tay và chân

Khi bị đau nhức các khớp ngón tay chân, bệnh nhân thường chọn phương pháp Đông Y và các bài vật lý trị liệu trong trường hợp nhẹ. Khi bệnh trở nặng hơn thì bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán đúng tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, để có sự chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị bằng Tây Y

Với phương pháp điều trị bằng Tây Y thì bệnh nhân thường được kê đơn các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAIDs) để giảm đau các khớp ngón tay và chân. Tuy nhiên, khi nhận thấy thuốc tây không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiêm trực tiếp Cortisone vào khớp tay, chân để giảm đau nhanh.

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên dùng thuốc Tây nhiều vì chúng sẽ có các tác dụng phụ ngoài mong muốn không tốt cho gan, thận, khả năng phục hồi sụn khớp thấp và dễ tái phát bệnh.

Phương pháp điều trị bằng Đông Y

dau cac khop ngon tay va chan 3
Phương pháp Đông y lành tính và an toàn trong đau khớp ngón tay chân

Lưu ý rằng phương pháp dùng Đông Y khá lành tính, ít tốn kém, có khả năng phục hồi tốt hơn thuốc Tây, lại là sản phẩm đến từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn và hiệu quả cao, nhưng sẽ mất nhiều thời gian điều trị, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng.

>>> Xem thêm:

- Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?

- Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối và cách chữa trị

- Đắp ngải cứu rang muối: Dùng 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đem ngải cứu trộn cùng với muối hạt, tất cả mang rang nóng. Tiếp tục, dùng 1 miếng vải mỏng, đặt lá ngải cứu và muối vào, để nguội bớt để không bị phỏng da, đắp lên vùng khớp ngón tay, chân bị đau nhức rồi buộc lại. Lặp lại liên tục mỗi ngày cho đến khi giảm đau hẳn.

- Cây trinh nữ: Dùng cây trinh nữ khoảng 20 – 30 gram sơ chế qua nước sạch, sau đó thái mỏng, tẩm rượu, sao thơm. Cho tất cả vào ấm sắc thuốc, thêm 600ml nước vào đun trên lửa nhỏ cho đến khi sắc lại còn khoảng 100ml thì chia ra 2 lần uống trong 1 ngày. Không dùng qua ngày.

- Lá lốt: Dùng 250 gram lá lốt, rửa sạch, phơi héo, sắc lấy nước khoảng 30 phút, sau đó lọc ra lấy phần nước dùng sau bữa ăn tối. Sử dụng liên tục khoảng 20 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả của bài thuốc này. Chi tiết có 2 cách nấu, bạn có thể tham khảo:

# Cách 1:

Cho khoảng 15 – 30g lá lốt tươi hoặc 5-10g lá lốt khô vào ấm sắc chung với 2 bát nước cho đến khi thuốc sắc đặc lại còn chừng 1/2 chén thì chắt nước uống. Chỉ nên dùng sau khi ăn tối khoảng 30 phút – 1 giờ, thực hiện trong vòng 10 ngày liên tục.

# Cách 2:

Cho 1 nắm lá lốt tươi với 1 củ gừng đập dập vào nồi đun sôi với 1 -2 lít nước rồi tiếp tục cho 1 nắm nhỏ muối hạt vào khuấy cho tan đều rồi chờ cho nước nguội bớt mới ngâm tay vì nóng quá sẽ bị phỏng da. Mỗi ngày ngâm khoảng 20-30 phút, ngâm thường xuyên cho đến khi giảm đau nhức hẳn.

Phương pháp vật lý trị liệu

dau cac khop ngon tay va chan 4
Dùng phương pháp trị liệu kết hợp thuốc sẽ mau khỏi đau khớp ngón tay chân

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ cho bệnh mau khỏi hơn khi kết hợp với thuốc Tây hoặc thuốc Nam. Dưới đây là những bài tập đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng:

- Bài tập uốn khớp ngón tay: Uốn cong hết cỡ các ngón tay, sau đó thực hiện duỗi ngón tay thẳng ra. Lặp đi lặp lại bài tập này nhiều lần, mỗi lần khoảng 10 phút, thực hiện hằng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe khớp ngón tay.

- Bài tập nắm đấm: nắm bàn tay lại tạo thành 1 nắm đấm rồi duỗi ra từ từ, với bài tập này cần làm thật chậm rãi và từ từ sẽ giảm đau đớn tốt hơn.

- Bài tập chạm ngón tay: dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào những đầu ngón tay còn lại và thực hiện bài tập này kiên trì nhưng nếu duỗi ngón tay ra mà thấy đau thì nên dừng lại để tránh tổn thương nặng hơn.

  1. Phòng ngừa mỏi khớp ngón tay ngón chân

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh đau mỏi khớp ngón tay ngón chân thì người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng và hợp lý cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau thuộc họ cải như cải ngọt, bắp cải và các loại rau có màu đậm như bông cải xanh, cải bẹ xanh…

- Cần tránh uống các loại thức uống có cồn như rượu bia, thuốc lá, nước uống có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm giàu đạm và thức ăn đóng hộp.

- Khi căng thẳng, mệt mỏi không nên ráng sức mà cần dành thời gian nghỉ ngơi, không nên bắt bàn tay phải làm việc quá nhiều, liên tục trong ngày.

- Đối với nhân viên văn phòng, cần hạn chế làm việc với máy tính vì bàn tay hoạt động liên tục do bấm máy tính quá nhiều có nguy cơ cao gây đau khớp ngón tay.

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, thực hiện các bài tập trị liệu khớp ngón tay chân để khớp linh hoạt hơn.

dau cac khop ngon tay va chan 5
Phòng bệnh đau khớp ngón tay chân trước khi chữa bệnh

Nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp Đông Tây Y và các bài tập vật lý trị liệu cũng như cách phòng ngừa bệnh đau các khớp ngón tay và chân mong sẽ là món quà kiến thức gửi tặng đến quý bạn đọc, chúc các bạn thực hiện thành công!

Đau khớp ngón tay trỏ: Bệnh nhỏ trở ngại lớn

Đau khớp ngón tay trỏ nghe có vẻ không có gì đáng lo ngại nhưng đó lại là nguyên nhân gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Do đó, rất nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ Tây và Đông Y để điều trị triệt để cảm giác khó chịu này.

TIN MỚI NHẤT