Bệnh chàm da và phương pháp chữa trị đông, tây y

Sức khỏe 19/08/2019 17:18

Bệnh chàm da là một căn bệnh lành tính không có lây nhiễm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân khá nhiều, tìm hiểu về căn bệnh này để phòng chống các biến chứng nghiêm trọng là cần thiết.

Bệnh chàm da là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng không chỉ ở mức độ sức khỏe mà còn cả thẩm mỹ. Chính vì vậy, để giảm thiểu lo lắng cho người bệnh, chúng tôi cung cấp một số thông tin cần thiết cho việc phòng và chữa bệnh cho người đọc.

benh cham da
Bệnh chàm da gây khó chịu cho bệnh nhân
  1. Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm là một loại bệnh viêm da có nhiều mụn nước, sưng tấy và gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh do tác dụng nội sinh và ngoại sinh. Bệnh này được chia làm nhiều dạng viêm da dị ứng bao gồm dị ứng tiếp xúc có hiện tượng da đỏ ngứa, có mủ, dạng thể đồng tiền xuất hiện hình đồng tiền và chàm tiết bã biểu hiện da ngả vàng, có vảy…

  1. Dấu hiệu bệnh chàm da

Khi có các dấu hiệu bệnh chàm da như khô da, ngứa da, sau đó là phát ban khiến da bị sưng tấy và đau. Có một chất lỏng trong suốt rỉ ra từ chỗ phát ban, chúng đóng vảy và bắt đầu lan rộng. Khi có các dấu hiệu xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay, sau đầu gối, mông và má,bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán, xác định mức độ bệnh. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn.

  1. Triệu chứng bệnh chàm da

    benh cham da
    Các triệu chứng của bệnh chàm da

Bệnh này có nhiều dạng và mỗi dạng có triệu chứng bệnh chàm da khác nhau như chàm đồng tiền, chàm sữa, chàm tổ đĩa… Dù đi vào chi tiết thì khác nhau những tất cả đều có diễn biến chung như sau:

- Giai đoạn tấy đỏ: những màng đầu đỏ xuất hiện và có những hạt nhỏ màu  hơi trắng trên bề mặt da, dần tạo thành mụn nước.

- Giai đoạn nổi mụn nước: các mụn nhỏ từ từ hợp lại thành mụn nước to hơn, lan ra vùng da xung quanh, bên trong có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít.

- Giai đoạn chảy nước: bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu và dùng tay gãi sẽ làm vỡ mụn nước, rất dễ bị nhiễm trùng.

- Giai đoạn da nhẵn: sau khi mụn nước vỡ sẽ đọng lại trên da huyết thanh, hình thành những vết tiết dày. Khoảng 1 đến 3 ngày sau, sẽ khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng trên cơ thể.

- Giai đoạn bong vảy da: da nhẵn được tái tạo sẽ rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.

  1. Cách trị bệnh chàm da

    benh cham da
    Cách trị bệnh chàm da

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nghiêm trọng hơn và xảy ra các biến chứng làm da bị tổn thương, nhiễm trùng da…Bệnh nhân nên biết cách trị bệnh chàm da để trị dứt điểm sớm nhất có thể. Sử dụng thuốc để điều trị gồm có 2 loại, thuốc dùng ngoài và thuốc uống, uống và bôi theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường người ta dùng dung dịch Jarish, thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dùng trong giai đoạn chàm bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn.

Bôi thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính đề phòng sẽ gây phản ứng mạnh. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin, bôi khi có nhiễm khuẩn. Sử dụng thuốc uống theo hướng dẫn bác sĩ kèm them vitamin E, viên uống alovera, mật ong pha nước ấm để chống khuẩn, tái tạo tế bào da. Cần cẩn trọng việc dùng thuốc chữa bệnh cho trẻ em vì da be còn rất non nớt, nhất là bệnh chàm sữa.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho bệnh chàm da mau phục hồi thì bệnh nhân nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong ăn uống như chỉ ăn thức ăn lỏng nhẹ, hạn chế ăn muối, không sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia, hạn chế thuốc lá, cà phê và tránh ăn các thực phẩm như cua, bò, gà, tôm, vịt, thức ăn đóng hộp, các thức ăn sống, cay nóng…Hơn nữa, bổ sung nước mỗi ngày ví dụ như nước lọc, các loại trà giải nhiệt, nước ép trái cây như quýt, cam, bưởi. Tắm lá chè xanh, nước lá cau pha muối loãng sẽ giúp kháng khuẩn, làm dịu cơn ngứa.

  1. Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

    benh cham da
    Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng các mẹo chữa bệnh chàm dân gian rất hiệu quả lại an toàn, bạn có thể áp dụng cho chính mình và người thân. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa, một nguyên liệu rất quen thuộc.

Cách 1:

- Bước 1: chuẩn bị khoảng 50 ml dầu dừa, một miếng vải bông mềm sạch.

- Bước 2: dùng nước ấm vệ sinh sạch vùng da bị chàm – á sừng rồi sử dụng vải bông mềm lau khô.

- Bước 3: thoa thật đều dầu dừa và massage nhẹ nhàng vùng da bị chàm trong vòng 10 đến 15 phút để dầu dừa có thể thấm đều vào da. Khi đã hết 15 phút, bạn dùng vải khô lau sạch đi.

Cách 2:

- Bước 1: dùng 300 gram quả phi lao khô, 50 ml dầu dừa, 10g kẽm oxit, 20 g tóc rối.

- Bước 2: quả phi lao và tóc rối đi đốt nhưng không để cháy thành tro rồi đem nghiền nhỏ thành bột, sau đó trộn cùng oxit kẽm và dầu dừa thành hỗn hợp dạng sệt.

- Bước 3: Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị chàm 2-3 lần.

  1. Cây vòi voi chữa bệnh chàm

    benh cham da
    Cây vòi voi chữa bệnh chàm

Dầu dừa là một liệu pháp dân gian và cây vòi voi chữa bệnh chàm cũng rất được ưa chuộng vì là cách khá đơn giản lại hữu hiệu.

Cách 1: dùng để bôi

- Dùng 2-3 nhánh cây vòi voi, sử dụng cả lá, thân và loại khô hay tươi đều được, rửa sạch, loại bỏ chất bản và lá sâu bệnh.

- Ngâm khoảng 5 phút với nước muối loãng, rửa sạch, xắt nhỏ, giã nhuyễn.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm da cơ địa, sau đó đắp cây vòi voi đã giã nhuyễn lên da, để trong 30 phút.

- Vệ sinh lại vùng da này sạch sẽ bằng nước ấm.

- Thực hiện 2 lần mỗi tuần.

Cách 2: dùng để uống

- Sử dụng 15 gram cây vòi voi, tươi hay khô đều có thể dùng được.

- Rửa sạch cây vòi voi để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn.

- Cắt khúc cây vòi voi, cho vào ấm đun sôi.

- Đun cây vòi voi với 200ml nước, đun nhỏ lửa trong 5 – 10 phút.

- Sử dụng nước cây vòi voi để uống mỗi ngày.

- Kiên trì sử dụng cách này trong 15 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả mang lại.

  1. Chữa bệnh chàm bằng lá trầu

    benh chàm da
    Chữa bệnh chàm da bằng lá trầu

Phương pháp này thường áp dụng để chữa bệnh chàm sữa cho bé, chữa bệnh chàm bằng lá trầu rất phù hợp vói làn da nhạy cảm của bé.

Cách 1:

- Vệ sinh da sạch sẽ cho bé.

- Lấy một nắm lá trầu không ra vò nát để lấy tinh dầu.

- Chà nhẹ nhàng nắm lá trầu không vừa bị vò nát lên vùng da bị chàm sữa trong 15 – 20 phút mỗi ngày.

- Để thêm 10 phút để tinh dầu ngấm sâu vào tròn da rồi lai nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm.

Cách 2:

- Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng một ít muối để tăng khả năng diệt khuẩn.

- Lấy bã lá trầu không vừa giã vắt lấy phần nước cốt.

- Dùng bông thấm nước cốt lá trầu không thoa lên vùng da bị chàm cho bé.

- Để như vậy qua đêm rồi vệ sinh da cho bé vào sáng hôm sau.

Bệnh chàm da có lây không? Theo các bác sĩ thì căn bệnh này không có tính lây nghiễm, tuy nhiên cần chăm sóc tốt để tránh lây lan ra các vùng khác trên cơ thể. Bệnh chàm da là căn bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân ở cả người lớn và trẻ nhỏ, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đông y và tây y để chữa trị tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh nhân mà có phương án trị bệnh phù hợp. Để rút ngắn thời gian ủ bệnh thì người mắc phải chứng bệnh này nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, kiêng cử các thức ăn nước uống làm bệnh kéo dài dẫn đến lâu khỏi và các biến chứng khác. Thêm vào đó, việc bổ sung các vitamin giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ bệnh mau hết là điều cần thiết.

Bệnh suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh suy tim rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Chính vì vậy, khi mắc căn bệnh này, bạn cần phải đến bệnh viện thăm khám thường xuyên.

TIN MỚI NHẤT