Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ

Sống khỏe 29/04/2023 22:48

Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến nhan sắc chị em phụ nữ trở nên xấu đi. Tuy nhiên, thức khuya còn gây ra một số nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm đến sức khỏe mà chị em nên biết.

Các chuyên gia cho biết, những người thường xuyên thức khuya thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn và có tốc độ lão hóa nhanh hơn những người ngủ trước 23 giờ. Ngoài ra, thói quen này còn ảnh hưởng đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt.

Dưới đây là một số tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ, bao gồm:

1. Da bị lão hóa nhanh chóng

Làn da là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi thói quen thức khuya. Sau một đêm thức khuya và ngủ không đủ giấc, bạn có thể nhận thấy da sạm, tối và khô hơn bình thường. Nguyên nhân là do thức khuya làm ngưng trệ quá trình thải độc khiến độc tố ứ đọng trong tế bào da và gây ra hiện tượng sạm đen.

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Quá trình tái tạo da diễn ra nhanh nhất trong khoảng từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau. Thức khuya dẫn đến collagen không được sản sinh, tế bào không được phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lớp biểu bì, dẫn đến việc da xỉn màu, nám, tàn nhang, nếp nhăn … Do đó, ngủ đủ giấc và đúng giờ được ví như “thẻ bảo hành cho làn da”.

Vì vậy nếu thường xuyên thức khuya, làn da sẽ có xu hướng hình thành các đốm nâu, mụn trứng cá, lỗ chân lông to và dễ xuất hiện nếp nhăn.

2. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Sự mất cân bằng nội tiết tố do thức khuya có thể khiến bạn mệt mỏi, bị hội chứng tiền kinh nguyệt, thậm chí mất kinh. Phụ nữ có thói quen thức khuya còn thường có những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như:

• Máu ra ít hoặc ra nhiều hơn so với bình thường
• Máu có màu nâu, đen
• Đau bụng dữ dội
• Chóng mặt, mệt mỏi

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là hệ quả do thức khuya trong một thời gian dài. Nguyên nhân là do thức khuya làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến yên và buồng trứng, từ đó làm giảm nồng độ hormone estrogen, progesterone và một số thành phần cần thiết cho quá trình chuyển hóa.

3. Dễ mắc các bệnh về tim mạch

Khi thức khuya, cơ thể sẽ giải phóng ra cortisol. Đây là hormone làm tăng huyết áp. Theo nghiên cứu của bệnh viện Brigham and Women tại Boston, những người 1 ngày ngủ ít hơn 5 tiếng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người ngủ đủ giấc là 39%. Vì vậy, thức khuya là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.

4. Tăng nguy cơ ung thư vú

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, phụ nữ có thói quen thức khuya, thiếu ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,5 lần so với người đi ngủ sớm. Thức khuya có thể làm mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ham muốn tình dục mà còn làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, thói quen thức khuya sẽ làm rối loạn quá trình sản xuất melatonin. Hormone này có vai trò giúp não bộ được nghỉ ngơi, tạo cảm giác buồn ngủ, chống lại sự hình thành khối u và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

5. Tăng nguy cơ thừa cân, mắc bệnh béo phì và tiểu đường

Ban đêm là thời điểm hệ tiêu hóa cần phải nghỉ ngơi. Thức khuya khiến nhu cầu ăn uống của bạn tăng cao. Bạn sẽ dần hình thành thói quen ăn đêm do thức khuya. Thói quen này khiến lượng calo nạp vào cơ thể càng cao, gây tích tụ mỡ thừa, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Ngoài ra, thức khuya còn khiến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể bị rối loạn. Đây là một trong các tác hại của thức khuya khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ thừa cân và tiểu đường.

6. Suy giảm trí nhớ

Ngủ thời điểm não bộ nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh mới. Vì vậy nếu thường xuyên thiếu ngủ và thức khuya, não bộ sẽ không có đủ thời gian để hồi phục và sửa chữa các hư tổn.

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm số lượng tế bào thần kinh, dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, lờ đờ, thiếu tập trung,… Các chuyên gia cho biết, nữ giới có thói quen thức khuya thường có hiệu suất học tập và làm việc kém so với những người ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.

7. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Những vấn đề như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa… đều có thể xảy ra ở cả nam và nữ khi thức khuya bởi việc đi ngủ muộn làm kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị gây rối loạn nhu động ruột.

8. Tiềm ẩn nguy cơ bị trầm cảm, mắc các bệnh về tâm thần

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thức khuya thường có nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đúng giờ.

Thức khuya khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, phiền não, trầm cảm.

9. Khiến thị lực bị giảm sút

Thức khuya làm tăng lưu giữ chất lỏng xung quanh mắt, tạo nên quầng thâm, bọng mắt. Ngủ không đủ giấc còn khiến cho quá trình sản xuất nước mắt bị gián đoạn, gây nên tình trạng khô mắt.

Tình trạng mắt bị khô kéo dài sẽ dẫn đến đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa mắt hoặc đau nhức, mờ mắt.

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 7
Ảnh minh họa: Internet

Nếu thức khuya để làm việc, mắt của bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử. Việc này yêu cầu mắt phải hoạt động và điều tiết nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương võng mạc, thoái hóa điểm vàng mắt, dẫn đến thị lực giảm sút nghiêm trọng.

10. Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất tập trung và suy nhược cơ thể

Ngủ không đủ giấc khiến các dây thần kinh không được nghỉ ngơi, phải hoạt động ở cường độ cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thăng bằng, xây xẩm và chóng mặt. Ngoài ra, thức khuya còn gây nên chứng đau đầu, đau nửa đầu, suy nhược cơ thể.

11. Suy giảm hệ thống miễn dịch

Thường xuyên thức khuya còn có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Các hạch bạch huyết là cơ quan sản sinh kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn và những tác nhân gây hại.

Có thể bạn quan tâm: Tác hại của việc thức khuya - kẻ thù số một đối với phụ nữ - Ảnh 8
Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên nếu thường xuyên thức khuya, các cơ quan này có thể bị tổn thương, hư hại và dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng. Các chuyên gia cho biết, ngủ sau 23 giờ và giấc ngủ kéo dài ít hơn 6 tiếng/ ngày có thể khiến số lượng bạch cầu suy giảm và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

 

Một triệu chứng ngủ thông thường cũng là dấu hiệu cảnh báo cho 7 loại bệnh ung thư tiềm tàng trong cơ thể

Nhiều người hoảng hốt vì những dấu hiệu khi ngủ tưởng chừng như bình thường nhưng lại âm thầm mang đến 7 loại ung thư nguy hiểm khác nhau. Nếu có biểu hiện này nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và theo dõi kịp thời.

TIN MỚI NHẤT