Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để chăm sóc con tốt nhất

Nuôi dạy con 23/11/2022 08:40

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh thường xuyên của nhiều gia đình.

Dù đã cố gắng ẵm sau bú, kiễn nhẫn vỗ cho bé ợ hơi nhưng cứ đặt xuống hay bé vặn vẹo chút thì lại bị ọc sữa. Nhất là các mẹ phải vắt sữa cho bú qua bình, mất bao nhiêu thời gian để vắt sữa mà con bú vào cứ bị ọc ra. Mỗi lần bé ọc, ngoài chuyện tiếc nuối công vắt sữa, lại thêm nỗi lo lắng không biết vì sao con ọc nhiều thế, có nguy hiểm gì không.

Ọc sữa là gì?

Ọc sữa là hiện tượng sữa từ dạ dày chảy ra miệng. Cần phân biệt trớ (ọc) và nôn ói.

Trớ là hiện tượng bé trào một ít sữa ra miệng sau mỗi cữ bú hay trước cữ bú tiếp theo, không có sự co thắt cơ bụng.

Trong khi đó, nôn ói là hiện tượng phun mạnh sữa ra miệng, có sự tham gia của cơ bụng. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ thường xuyên bị trớ.

Lý do làm trẻ hay bị trớ, ọc là do dạ dày của bé còn nhỏ và nằm ngang hơn so với người lớn, thức ăn lại ở dạng lỏng và cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu. Nếu bé vẫn bú tốt, tăng cân tốt, không quấy khóc thì đây chỉ là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý thoáng qua, sau 4-6 tháng tuổi, trình trạng nôn trớ này sẽ tự cải thiện.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để chăm sóc con tốt nhất - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Phòng ngừa ọc sữa

- Lúc bé bú mẹ, cần lưu ý tư thế đúng:

+ Để đầu và thân bé cùng trên 1 đường thẳng.

+ Cổ của bé thẳng hoặc hơi ngửa ra.

+ Mặt của bé đối diện với vú, mũi bé đối diện với núm vú mẹ.

+ Thân bé sát với thân của mẹ.

+ Mẹ đỡ toàn thân bé không phải chỉ đỡ đầu, cổ và vai.

+ Chạm núm vú vào môi bé, khi bé há miệng sẽ cho bé bú ngay

- Khi bé bú bình

+ Mẹ nên bồng cho con bú, để đầu bé cao 30o. Không nên cho bé nằm khi bú dễ gây sặc và nguy hiểm vì có thể gây viêm phổi hít.

+ Sữa phải lấp đầy núm vú để không có hơi lọt vào cùng với sữa.

+ Trước khi cho bú nên kiểm tra núm vú: sữa phải chảy từ từ từng giọt một. Nếu chảy quá nhanh nên đổi núm vú khác.

+ Dù bé bú mẹ hay bú bình, cũng có thể có một ít hơi vào cùng sữa. Khi bé bú có tiếng thở rít, chứng tỏ có hơi vào cùng với sữa. Dạ dày của bé nhanh chóng đầy, gây ọc sữa sau bú. Có thể tránh ọc sữa bằng cách: nâng đứng bé vài phút, vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi, sau đó từ từ đặt bé nằm xuống. Sau mỗi lần bú, nên đặt bé nằm nghiêng 1 bên, để nếu có ọc, sữa không vào mũi gây sặc.

Hướng dẫn xử lý và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Khi phát hiện trẻ bị sặc sữa lên mũi mẹ cần thực hiện ngay các bước sơ cứu cơ bản sau:

– Bước 1: Để bé ngồi dậy

Với những trẻ trên 6 tháng, mẹ nên cho bé ngồi thẳng dậy để bé ho và nôn sữa ra. Nếu trẻ chỉ ho tức là trẻ chị bị tắc đường thở chút xíu. Tiếp theo mẹ lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác cho trẻ.

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để chăm sóc con tốt nhất - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

– Bước 2: Hút sữa

Với trẻ vẫn còn các dấu hiệu khó thở, da tím tái mẹ cần hút sữa ở mũi và miệng trẻ ngay. Mẹ dùng miệng mình hút sữa càng nhanh, mạnh, dứt khoát càng tốt. Sau đó mẹ nhéo trẻ một cái để kích thích trẻ thở ra.

– Bước 3: Dốc trẻ ngược lên và vỗ lưng nhẹ

Mẹ dùng bàn tay thuận của mình, bàn tay giữ cằm trẻ, mu bàn tay áp vào ngực một cách chắc chắn.

– Sau đó mẹ úp trẻ xuống: Phần cẳng tay xuôi theo đùi, chân kia duỗi ra tạo điểm tì để tạo độ chắc chắn khi vỗ lưng cho trẻ.

– Tay còn lại, mẹ sử dụng phần cườm tay vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai theo tư thế từ trên xuống dưới. Vỗ dứt khoát 5 lần.

Sau khi vỗ 5 lần, mẹ nghiêng trẻ lại, kiểm tra xem trẻ đã thở lại, hồng hào lại chưa, còn tím tái nữa không. Nếu trẻ chưa thở lại thì mẹ chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 4: Ấn ngực

Mẹ úp trẻ sang bàn tay còn lại: Sử dụng ngón thứ 2 và thứ 3 của tay thuận để tiến hành ấn ngực. Vị trí ấn là giữa 2 xương núm vú của trẻ. Mẹ ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp.

Sau khi ấn ngực, nếu trẻ đã hồng hào và thở trở lại thì tức là cấp cứu cho trẻ sặc sữa lên mũi đã thành công, không cần ấn ngực nữa.

Nhưng nếu trường hợp trẻ chưa hồng hào, chưa thở trở lại mẹ tiếp tục làm lại từ Bước 3.

Sau khi cấp cứu trẻ sặc sữa thành công, mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sữa còn đọng trong mũi.

* Các mẹ lưu ý: Trong quá trình sơ cứu, nếu có người hỗ trợ thì có thể hút mũi luôn. Còn nếu không có người hỗ trợ thì thực hiện thao tác vỗ lưng, ấn ngực xong sau đó mới hút mũi. Mẹ lưu ý tuyệt đối không móc họng trẻ. Vì việc này sẽ gây xước niêm mạc thực quản của trẻ.

Sau khi cấp cứu xong, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và loại trừ những nguyên nhân ảnh hưởng đến phổi trong quá trình trẻ bị sặc sữa.

 

Trẻ dưới 1 tuổi có được dùng mật ong không? 

Mật ong là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm nên cha mẹ nghĩ rằng đó là sự lựa chọn tốt khi sử dụng cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên cho trẻ sử dụng mật ong khi trẻ trên 1 tuổi.

TIN MỚI NHẤT