Khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao? 

Nuôi dạy con 08/12/2020 14:51

Hầu hết những chị em làm mẹ lần đầu thường rất lúng túng và gần như không biết khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao? Do đó, thường nhẫn nhịn và chịu đựng cho đến khi tự khỏi.

Thời điểm thích hợp để cai sữa là khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi, có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh hay bị ốm. Lúc này, sữa mẹ không còn là nguồn bổ sung dinh dưỡng duy nhất của con. Con đã bắt đầu ăn dặm và cứng cáp hơn. Hệ tiêu hóa cũng khỏe mạnh để thưởng thức nhiều món ăn, thức uống ngon và bổ dưỡng. 

cai sua cho be me bi cang sua phai lam sao
Cai sữa cho bé mẹ thường bị căng tức sữa ở ngực

Mặc dù như thế, nhưng thời gian ban đầu khi cai sữa mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ phải cố gắng vỗ về và làm hài lòng em bé mà còn phải chịu những cơn đau tức ngực vì ứ đọng sữa. Do đó, cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao để nhanh chóng giảm tiết sữa dần dần và quen với lượng sữa cắt giảm của bé là điều mà rất nhiều bà mẹ quan tâm. 

Mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho con thì phải làm sao?

Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đêm hôm thức khuya dậy sớm. Trong thời kỳ cho con bú thì tìm đủ mọi cách kích sữa về nhiều. Đến khi cai sữa thì lại đau đầu tìm cách làm mất sữa mẹ để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bầu ngực căng tức khó chịu. Đôi khi, cảm giác căng sữa, tức ngực không chỉ đơn giản là căng tức, đau nhức. Bởi một lượng sữa lớn tiết ra không được tiêu thụ còn có thể gây tắc tia sữa hết sức nguy hiểm. Không ít mẹ đã rơi vào tình trạng sốt, căng tức ngực, mất ăn, mất ngủ. Để làm giảm hiện tượng này, các mẹ hãy thử một số mẹo nhỏ sau đây: 

Giảm dần cữ bú của con

Để hạn chế tối đa hiện tượng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa thì bạn hãy từ từ giảm dần cữ bú của con. Việc này vừa giúp mẹ làm quen dần với sự thay đổi trong việc tiết sữa và bé làm quen dần với chế độ dinh dưỡng mới. Như vậy bé sẽ không bị sốc. Tuyệt đối mẹ không nên ngưng cho bé bú ngay tức thì vì có thể khiến bé biếng ăn còn mẹ gặp phải những vấn đề như tắc tia sữa, viêm đầu vú, áp-xe vú…

cai sua cho be me bi cang sua phai lam sao 1
Mẹ hãy từ từ giảm dần cữ bú cho trẻ

Nếu một ngày mẹ đang cho trẻ bú 5 cữ thì hãy dần cắt giảm xuống 4 rồi đến 3, sau cùng là hãy cai hẳn. Với tần suất giảm đều đặn bé sẽ cảm thấy bình thường. Bằng cách này bé sẽ nhanh chóng quen với chế độ dinh dưỡng mới, tốc độ tăng cân vẫn đều đặn và phát triển bình thường. Đồng thời cơ thể người mẹ cũng sẽ dần nhận biết được nhu cầu bú của con đang ít đi. Lượng sữa tiết ra cũng sẽ giảm dần, mẹ sẽ không bị căng tức, tắc tia sữa.

Vắt sữa thay vì cho trẻ bú trực tiếp 

Vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa cũng là một cách hay giúp mẹ nhanh chóng rơi vào tình trạng mất sữa. Điều này giúp các chị em cảm thấy đỡ tức ngực hơn. Bởi vắt sữa là hoạt động bú mẹ giả có tác dụng kích thích sữa kém hơn rất nhiều so với hoạt động bú mẹ của con. 

cai su a cho be me bi cang sua phai lam sao 2
Vắt sữa bằng tay hoặc máy cũng là cách làm tiêu sữa hiệu quả

Do đó, khi đến thời gian muốn cai sữa cho con thì mẹ có thể chuyển từ hình thức cho con bú trực tiếp sang vắt sữa bằng tay hoặc máy. Hình thức này sẽ khiến cho các lỗ rỗng nang sữa ít đi, ít tiết ra. Hơn nữa, vì không có phản xạ bú nên hàm lượng Prolactin giúp sữa tiết ra bị giảm dần. Lúc này mẹ sẽ gặp tình trạng Hooc môn Oxytocin giúp đẩy sữa ra ngoài bị gián đoạn khiến sữa càng ngày càng ít, rồi dẫn đến mất hẳn. Lượng sữa tiết ra tự nhiên sẽ tiêu biến, mẹ sẽ không bị căng nhức trong quá trình cai sữa cho con. 

Ăn các thực phẩm gây mất sữa

Ăn các thực phẩm gây mất sữa tự nhiên cũng là một trong những cách cai sữa cho bé mẹ không bị căng sữa hiệu quả. Phương pháp này rất an toàn mẹ có thể áp dụng ngay. Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể sử dụng thêm các loại gia vị. Các gia vị này sẽ làm tăng vị đậm đà cho món ăn. Các loại gia vị như tỏi, hạt tiêu, lá bạc hà, rau mùi tây, lá lốt… chúng sẽ giúp món ăn thơm ngon, đồng thời làm cho mẹ bị mất sữa từ từ. 

Như vậy, mẹ vẫn ăn ngon miệng, khỏe mạnh và có sức khỏe để chăm sóc con, điều này sẽ không làm đảo lộn cuộc sống thường ngày. Em bé cũng sẽ dần thích nghi được với lượng sữa cạn kiệt dần, sẽ không khóc đòi sữa. 

cai sua cho be me bi cang sua phai lam sao 3
Ăn các thực phẩm gây mất sữa khiến mẹ không bị căng tức ngực

Bên cạnh đó, hàng ngày mẹ cũng hãy uống trà sâm, trà lá xô thơm, thêm mật ong hoặc sữa để tăng hương vị, giảm lượng thức ăn xuống… Những hoạt động này sẽ giúp mẹ nhanh chóng tiêu hao đi lượng sữa đọng lại trong bầu ngực. Ngực sẽ không bị đau, đồng thời giảm thiểu được tình trạng tắc sữa, phát triển thành ung thư vú.

Một số lưu ý khi cai sữa cho con 

Quá trình cai sữa cho con cần thời gian, do đó mẹ phải kiên nhẫn. Bởi cai sữa cho con có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy người. Vì thế, mẹ cần tiến hành từ từ để cho cơ thể của mẹ và bé thích nghi kịp thời. Trước khi cai sữa, mẹ cần chuẩn tinh thần kỹ lưỡng, bởi em bé thường rất khó chịu khi có gì đó thay đổi. Do đó, trong quá trình cai sữa, bé có thể khóc lóc, la hét, tức giận… Mẹ cần xác định rõ mục tiêu hướng tới để chú tâm thực hiện, không mềm lòng. Có như vậy mới có thể cai sữa thành công. 

Bên cạnh đó, khi xa rời nguồn sữa mẹ, mẹ cần xác định nguồn dinh dưỡng thay thế phù hợp cho bé. Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, ngoài sữa công thức mẹ hãy cho bé làm quen với các thức ăn dặm song song. Muốn bé nhanh chóng làm quen với thức ăn dặm trong quá trình cai sữa thì mẹ phải cho bé tập làm quen từ trước.

cai sua cho be me bi cang sua phai lam sao 5
Hãy chuẩn bị dinh dưỡng cho bé chu đáo trong khi cai sữa

Mẹ hãy tìm hiểu những loại thức ăn dặm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Đồng thời phải chuẩn bị thêm các vật dụng cho bé ăn dặm. Việc này sẽ giúp con thích thú với việc thử các thực phẩm mới. Mỗi ngày hãy tích cực giới thiệu cho bé nhiều món mới để con lựa chọn được những loại mùi vị yêu thích, đồng thời bổ sung được đa dạng dinh dưỡng. 

Đặc biệt trong thời gian cai sữa, dù có đau tức do căng sữa thì mẹ cũng hãy dành nhiều thời gian để vỗ về con. Bởi thời gian này bé sẽ thấy hụt hẫng vì không được ghì vào ngực mẹ ti thường xuyên. Dù còn rất nhỏ nhưng bé vẫn cảm nhận được sự khác biệt, có chút xa cách. Hơn nữa, thời gian cai sữa bé không chỉ nhớ sữa mẹ mà còn nhớ cảm giác được ôm ấp. Đặc biệt là nhớ cảm giác ấm áp trong vòng tay mẹ, nhớ mùi của mẹ và tất cả những điều ngọt ngào khi được mẹ cho bú. Do đó, bé không muốn xa rời bầu vú mẹ.

Chính vì vậy, trong quá trình cai sữa, mẹ hãy ôm ấp, vỗ về con nhiều hơn. Điều này sẽ giúp con cảm nhận được trọn vẹn tình yêu của mẹ và rất có ích cho quá trình cai sữa. 

cai sua cho be me bi cang sua phai lam sao 5
Mẹ hãy âu yếm bé thật nhiều trong thời kỳ cai sữa

Tuy nhiên, trong thời gian đang cai sữa, nếu bé bị bệnh, tốt nhất mẹ hãy tạm ngưng quá trình này. Bởi lúc này bé cần thêm kháng thể cũng như cần được ôm ấp, vỗ về khi đau yếu. 

Hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao? Với những phương pháp trên, mẹ sẽ nhanh chóng cai sữa cho bé thành công, tiêu sữa nhanh, ít bị đau nhức khó chịu. Nói như thế không có nghĩa là cai sữa cho bé dễ dàng. Bởi bé bú mẹ dường như đã thành thói quen không thể từ bỏ. Do đó, mẹ hãy cai sữa một cách từ từ và nhất định phải kiên trì thì mới thành công. 

Tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được phải làm sao khắc phục

Sữa cho con bú luôn là vấn đề khiến rất nhiều chị em đau đầu. Có người sữa về rất nhiều nhưng có người lại ít hoặc cũng có trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được sữa cho con bú.

TIN MỚI NHẤT