Bị đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh không?

Nuôi dạy con 23/03/2020 17:45

Đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh không là vấn đề thắc mắc của nhiều bà mẹ tháng cuối. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây nên hiện tượng này!

Nội dung bài viết

Nhiều mẹ bầu thấp thỏm và mong ngóng sự ra đời của con thường đặt ra câu hỏi “Đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh không?”. Thực tế thì đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc do một số nguyên nhân khác. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin rõ ràng nhất về vấn đề đau lâm râm bụng dưới khi mang thai.

Dau lam ram bung duoi co phai sap sinh 1
Đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh hay không? - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng đau bụng sắp sinh như thế nào?

Đau bụng sắp sinh là một quá trình diễn biến sinh lý với nhiều hiện tượng, đặc biệt là những cơn gò tử cung để đưa thai nhi cùng nhau thai ra cơ thể người mẹ. Quá trình chuyển dạ bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cổ tử cung xóa mở

Cổ ngoài và cổ trong tử cung nhập lại cùng với nhau tạo thành một tấm phên mỏng, cổ tử cung từ từ mở ra. Trong lúc mang thai, cổ tử cung luôn được đóng kín nhờ một nút nhầy. Điều này giúp cho các tác nhân có hại từ âm đạo không xâm nhập được vào buồng tử cung. Khi chuyển dạ, cơn gò tử cung sẽ khiến nút nhầy bật ra do sự vỡ mao mạch trên cổ tử cung, tạo nên dịch nhầy có màu hồng.

Dau lam ram bung duoi co phai sap sinh 2
Giai đoạn cổ tử cung xóa mở - Ảnh minh họa: Internet

Giai đoạn 2: Thai nhi ra ngoài

Cơn gò tử cung với tần suất ngày một tăng và cường độ mạnh khiến cổ tử cung mở trọn. Đầu của em bé đã lọt thấp và túi ối vỡ ra. Theo sự hướng dẫn của nữ hộ sinh và bác sĩ, mẹ sẽ rặn theo từng cơn khớp với cơn gò tử cung. Từ đó, thai nhi được đẩy ra ngoài và khóc to chào cả thế giới.

Giai đoạn 3: Sổ nhau

Lúc này, cơn đau bụng trở nên nhẹ hơn, tử cung cũng co lại giúp nhau bong và sổ hết ra ngoài. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ xử lý lấy nhau ra giúp hạn chế mất máu cho mẹ cũng như tránh tình trạng băng huyết sau sinh.

Bị đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh?

Những bà mẹ lần đầu tiên mang bầu khá lo lắng khi gặp hiện tượng bụng dưới đau lâm râm vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên ở thời gian này, thai nhi đã phát triển tương đối và không còn rủi ro nào quá lớn. Đó đơn giản chỉ là một dấu hiệu chuyển dạ. 

Dau lam ram bung duoi co phai sap sinh 3
Đau lâm râm bụng dưới có thể chỉ là một dấu hiệu chuyển dạ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, một số mẹ mang thai 37 tuần đau bụng dưới lâm râm hoặc thai 37 tuần đau bụng lâm râm. 37 tuần chưa thực sự là thời điểm thích hợp để bé ra đời, do đó đau bụng lâm râm có thể là do những nguyên nhân sau:

Dây chằng và các cơ bị chèn ép

Trong những tháng cuối, bụng mẹ rất lớn và tử cung cũng lớn dần lên. Điều này sẽ khiến các bộ phận khác của người mẹ bị chèn ép. Đặc biệt, dây chằng và các cơ bị kéo căng ra gây nên hiện tượng bụng dưới đau lâm râm.

Dau lam ram bung duoi co phai sap sinh 4
Đau bụng dưới có thể do cơ và dây chằng bị chèn ép bởi sự lớn lên của thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Cơn gò tử cung

Vào các tháng cuối thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải những cơn gò tử cung nhẹ trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự. Cũng có thể gọi đây là những cơn chuyển dạ giả hoặc cơn co Braxton Hicks. Một số đặc điểm của cơn chuyển dạ giả như:

  • Bụng đau nhẹ hoặc dữ dội, thường là ở trước bụng hoặc vùng xương chậu.
  • Xuất hiện đột ngột và nhanh biến mất, không liên tục, cường độ không tăng lên theo thời gian.
Dau lam ram bung duoi co phai sap sinh 5
Cơn đau chỉ xuất hiện đột ngột và nhanh biến mất - Ảnh minh họa: Internet
  • Khi thay đổi tư thế, cơn đau có thể giảm.

Do vận động mạnh

Các chuyên gia cho rằng việc mẹ bầu vận động mạnh, leo cầu thang, đi lại nhiều hoặc mang vác đồ nặng,...sẽ khiến mẹ bị đau bụng âm ỉ, lâm râm.

Đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Nếu đau bụng lâm râm kèm theo tiểu buốt, nhiều lần, nước tiểu ít dần và có mùi khó chịu,...thì các mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Dấu hiệu chuyển dạ khác ngoài đau lâm râm bụng dưới

Để phân biệt đâu là đau bụng chuyển dạ và không phải, các mẹ nên biết những dấu hiệu chuyển dạ đi kèm như:

  • Đau bụng từng cơn, liên tục và mạnh dần. 
  • Cơn gò khiến bụng cứng, càng lúc càng đau.
Dau lam ram bung duoi co phai sap sinh 6
Cơn gò càng lúc càng mạnh là dấu hiệu sắp sinh - Ảnh minh họa: Internet
  • Dịch nhầy âm đạo màu hồng hoặc ra máu.
  • Cổ tử cung xóa mở.
  • Ngôi thai tiến triển sau mỗi cơn gò tử cung.

Bị đau bụng đi ngoài có phải sắp sinh không?

Một số bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài ở những tháng cuối thai kỳ. Đó cũng là một dấu hiệu của sự chuyển dạ. Nguyên nhân là do các hormone thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể mẹ bầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, còn có một số lý do khác khiến mẹ bị tiêu chảy ở giai đoạn này, bao gồm:

  • Chế độ ăn không hợp vệ sinh
  • Dị ứng thực phẩm
  • Sử dụng thuốc điều trị huyết áp hay các loại thuốc kháng sinh, magie
  • Mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm tích trữ nước như dưa chuột, dưa hấu, củ cải, cà chua, sữa chua.

Trên đây là những thông tin giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đau lâm râm bụng dưới có phải sắp sinh không? Bên cạnh dấu hiệu này, các mẹ cũng nên để ý đến những dấu hiệu khác để nhập viện kịp thời. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và có một cuộc vượt cạn thành công!

Mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?

Tình trạng đau bụng dưới thường gặp ở một số mẹ bầu gây lo lắng, bất an. Vậy tình trạng mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?

TIN MỚI NHẤT