Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu

Mẹ bầu 21/09/2020 11:30

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không và trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Mời độc giả cùng tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Trứng ngỗng có tác dụng gì cho sự phát triển của thai nhi hay không và nên bổ sung loại thực phẩm bổ dưỡng này vào tháng thứ mấy của thai kỳ và nên ăn với liều lượng bao nhiêu là vấn đề luôn được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 1
Trứng ngỗng

Trứng ngỗng được xếp vào danh sách các loại trứng gia cầm có lớp vỏ cứng, vỏ trứng có màu trắng đục và kích thước thường to hơn nhiều so với các loại trứng gà hay trứng vịt. Đặc biệt, trứng ngỗng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng vượt trội hơn so với trứng gà và trứng vịt.

1. Trứng ngỗng có tác dụng gì cho bà bầu?

Khi mang thai, các mẹ bầu phải quan tâm rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để đảm bảo cho sức khỏe bản thân và sự phát triển của con mình. Theo quan niệm dân gian, một thực phẩm mà các thai phụ trong thực đơn khi mang thai là món trứng ngỗng. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? 

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 2
Trứng ngỗng là thực phẩm mà các thai phụ cần bổ sung trong thực đơn khi mang thai 

Trong trứng ngỗng chứa rất nhiều các loại vitamin A, B1, B2, các dưỡng chất thiết yếu như: protein, canxi, lipid, photpho, sắt,… Khi mang thai, chị em ăn trứng ngỗng thường xuyên sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, trí não phát triển vượt trội, thông minh hơn.

Bên cạnh đó, dân gian còn truyền tai nhau rằng mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp xua đuổi tà ma. Nếu có bầu bé gái thì ăn 9 quả trứng ngỗng, nếu có bầu bé trai thì ăn 7 quả.

2. Thai phụ cần lưu ý gì khi ăn trứng ngỗng?

+ Nên ăn bao nhiêu trứng ngỗng khi mang thai?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị thì các bà bầu mỗi tuần chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng và chia chúng thành 2 – 3 lần ăn trong ngày cho đỡ ngán và không nên ăn hết một quả to mỗi lần vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 3
Bà bầu mỗi tuần chỉ nên ăn một quả trứng ngỗng

+ Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Trên thực tế, không hề có thời điểm cụ thể nào được đánh giá là tốt nhất cho bà bầu muốn bồi bổ bằng trứng ngỗng.

Mặc dù vậy, vì hàm lượng dinh dưỡng cao nên các mẹ bầu cần tránh ăn trứng ngỗng vào tam cá nguyệt thứ nhất do chúng có vị tanh, dễ gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đặc biệt là các thai phụ thường bị ốm nghén sẽ dễ cảm thấy buồn nôn, khó chịu.

3. Nên lựa chọn trứng ngỗng như thế nào là chất lượng nhất?

Nếu đã biết được có thai ăn trứng ngỗng có tác dụng gì thì việc tiếp theo là phải lựa chọn trứng ngỗng ngon ra sao. Khi mua trứng, nếu muốn biết quả trứng ngỗng còn mới và ngon hay không, chị em có thể dùng ngón trỏ và ngón cái cầm trứng đưa sát vào tai và lắc nhẹ. Nếu không nghe âm thanh gì khi lắc thì chứng tỏ trứng còn mới, còn trứng cũ sẽ kêu tiếng khá to. 

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 4
Để biết trứng ngỗng còn mới và ngon hay không, chị em có thể dùng ngón trỏ và ngón cái cầm trứng đưa sát vào tai và lắc nhẹ

Một cách khác để biết trứng mới cũ là soi trứng dưới ánh sáng, bạn đặt quả trứng trong lòng bàn tay và để hở 2 đầu trứng. Nếu thấy quả trứng có màu hồng và có 1 chấm mờ, túi khí vẫn còn là trứng còn mới.

Chị em tuyệt đối không chọn những quả có vệt máu, vật thể lạ hay giun sán bên trong. Còn một cách nữa là thả quả trứng vào dung dịch muối loãng 10%, nếu quả trứng chìm xuống đáy cốc là trứng mới, nếu trứng lơ lửng là đã 3-5 ngày, còn trứng nổi lên mặt nước là trứng đã bị cũ.

Hiện nay, giá của trứng ngỗng sẽ giao động trung bình trong khoảng 30.000đ – 80.000đ/quả tùy mùa, tùy thời điểm. Với giá thành tương đối cao, chị em nên tham khảo các cách lựa chọn trứng như trên để tránh việc mua phải trứng ngỗng không ngon.

4. So sánh giá trị dinh dưỡng trong trứng ngỗng và trứng gà

+ Calo và chất béo

Trứng ngỗng đương nhiên chứa hàm lượng calo cao hơn trứng gà, vì thế chúng giúp bổ sung tăng năng lượng tốt hơn. Đồng thời, các chất béo trong trứng ngỗng cũng cao hơn, trong đó thì chất béo bão hòa  lại là loại chất béo không tốt cho sức khỏe thai phụ và em bé. 

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 5
Trứng ngỗng chứa hàm lượng calo cao hơn trứng gà

+ Vitamin và khoáng chất

Cả trứng ngỗng và trứng gà đều cung cấp các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, với cùng một liều lượng là 100g thì ta sẽ thấy:

- Hàm lượng các vitamin trong trứng gà vẫn cao hơn trứng ngỗng.

- Các loại khoáng chất trong trứng gà cũng được đánh giá là phong phú hơn trứng ngỗng.

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 6
Các loại vitamin và khoáng chất trong trứng gà cũng được đánh giá là cao hơn trứng ngỗng

+ Chất đạm

Trứng là loại thực phẩm chứa rất nhiều protein, chúng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể dồi dào. Hàm lượng đạm trong trứng ngỗng và trứng gà là tương đương nhau.

+  Cholesterol

Quá nhiều cholesterol có mặt trong bữa ăn hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải hạn chế ăn và ăn cân bằng. Trong trứng cũng chứa nhiều cholesterol và chúng còn có mặt trong trứng ngỗng nhiều hơn so với trứng gà nên đây sẽ không phải là lựa chọn tốt cho chị em trong thời kỳ mang thai.

 Vậy, Mẹ bầu có nên ăn trứng gà hay trứng ngỗng khi mang thai?

Trứng ngỗng và trứng gà đều chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, kích thước trứng ngỗng thường rất lớn, 1 quả trứng ngỗng sẽ bằng 3 quả trứng gà cộng lại, vì thế các mẹ chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 quả/ tuần.

Đồng thời, chị em có thể ăn 4-6 quả trứng gà/ tuần. Các chuyên gia vẫn khuyên các mẹ bầu nên ăn trứng gà vẫn tốt hơn trứng ngỗng..

5. Các món ăn từ trứng ngỗng giúp mẹ bầu ăn ngon và dễ tiêu hoá

Trứng ngỗng rất to và khó ăn, nhưng vì chúng tốt cho bào thai nên các chị em thường cố gắng ăn mỗi tuần 1 quả. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn vài cách chế biến các món ăn ngon từ trứng ngỗng để đổi món cho mẹ bầu ít ngán hơn.

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 7
Món ăn ngon từ trứng ngỗng giúp đổi món cho mẹ bầu ít ngán hơn

+ Phương pháp luộc trứng ngỗng

- Đầu tiên mang rửa sạch trứng ngỗng.

- Tiếp theo cho trứng vào nồi và đổ nước ngập trứng.

- Khi nước đã sôi thì cho thêm 1 chút muối.

- Tiếp tục bật nhỏ lửa luộc trong 10-15 phút nữa.

- Cuối cùng tắt bếp, để nguội và thưởng thức.

 + Cách làm món trứng ngỗng chiên

- Chuẩn bị: 

1 quả trứng ngỗng, 100g thịt bò băm, 200g nấm mỡ, gia vị.

- Chế biến: 

Mang trứng ngỗng đi đập và cho vào tô đánh tan cùng gia vị. Ngâm nấm mỡ trong nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra rửa sạch, cắt bỏ gốc và băm nhỏ. Phi một ít hành tỏi rồi cho nấm vào xào trong 2 phút.

Tiếp tục cho thịt bò băm nhỏ vào xào chín và múc ra bát. Đổ trứng vào chảo chiên cùng dầu và rải nấm cùng thịt bò lên trên mặt, đậy nắp vung lại và bật nhỏ lửa để trứng, bò và nấm chín đều, cuối cùng cho hành lá vào. Đổ trứng ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng. Chị em cũng có thể thay thịt bò bằng thịt lợn, nấm mỡ bằng nấm đùi gà để đổi vị.

 + Cách chế biến món salad trứng ngỗng

- Chuẩn bị: 

1 quả trứng ngỗng, 100g xà lách, 1 quả cà chua,  ½ củ hành tây, dầu giấm , gia vị.

- Chế biến: 

Trứng sau khi luộc chín thì mang đi bóc vỏ và cắt thành các khoanh tròn vừa ăn. Rửa sạch xà lách và ngâm chúng trong nước muối loãng 10 phút, vớt ra để ráo nước. Hành tây, cà chua cũng rửa sạch, cắt khoanh tròn mỏng.

Pha ½ muỗng giấm với đường rồi cho hành tây vào ngâm trong hỗn hợp, đợi cho ngấm rồi vớt ra. Cho tất cả nguyên liệu vào một tô lớn và thêm dầu giấm vào trộn đều. Xếp rau ra đĩa, rưới nước trộn lên và thưởng thức.

>>> Xem thêm:

- Nguy hiểm chết người khi không biết trứng ngỗng kỵ gì?

Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu - Ảnh 8
Món salad trứng ngỗng

 + Cách chế biến món trứng ngỗng chiên lá hẹ

- Chuẩn bị: 

1 quả trứng ngỗng, 100g lá hẹ, hạt nêm.

- Chế biến: 

Đập 1 quả trứng ngỗng vào bát và đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, thái cọng nhỏ vừa ăn rồi đánh đều cùng trứng. Làm nóng chảo, sau đó cho dầu vào đun nóng rồi cho trứng vào rán chín. Nên thưởng thức chúng khi còn nóng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các chị em biết được trứng ngỗng có tác dụng gì đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Đừng quên mặc dù trứng ngỗng rất bổ dưỡng, giúp con bạn thông minh hơn nhưng không nên quá lạm dụng và ăn chúng thường xuyên sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Tại sao nên ăn trứng khi mang thai?

Trứng rất giàu protein, chất béo lành mạnh, sắt, vitamin, khoáng chất và carotenoids. Nó là một trong những siêu thực phẩm mà các bà bầu nên ăn hàng ngày.

TIN MỚI NHẤT