Giải đáp: Bà bầu ăn mía có tốt không?

Mẹ bầu 28/06/2020 15:06

Mía là một loại thực phẩm giúp giải khát hiệu quả. Tuy nhiên, bà bầu ăn mía có tốt không là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra khi bước vào thời kỳ bầu bí.

Bà bầu ăn mía có tốt không, cần lưu ý gì khi ăn mía trong giai đoạn mang thai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Những lợi ích của mía đối với sức khỏe phụ nữ mang thai

Mía là một loại thực phẩm quen thuộc, dễ tìm, ăn ngon miệng, giá thành rẻ nên được nhiều gia đình, đặt biệt là các gia đình nông thôn chọn làm món tráng miệng trong bữa ăn hằng ngày. Nhưng bạn có biết, trong mía chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là thai phụ.

ba bau an mia co tot khong ảnh 1
Trong mía chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là thai phụ

+ Hỗ trợ tiêu hóa

Khi mang thai, nhiều chị em thường có vấn đề ở hệ tiêu hóa như táo bón, trĩ,… Mía có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn nhờ giàu hàm lượng kali và ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm ở dạ dày của thai phụ.

+ Cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể

Người ta đã tìm thấy trong thân cây mía ngoài thành phần chính là đường chiếm đến 70% thì còn chứa nhiều chất đạm, tinh bột, chất béo, nhiều loại vitamin và khoảng 30 loại axit hữu cơ. Cho nên mía không những có vị ngọt, là món ăn vặt yêu thích của nhiều người mà còn cung cấp năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

+ Làm sạch răng miệng hiệu quả

Vệ sinh răng miệng khi mang thai được xem là một vấn đề rất quan trọng bởi có đến 90% các loại vi khuẩn mang mầm bệnh lây qua con đường này và chúng không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Các khoáng chất có trong mía sẽ hỗ trợ làm sạch khu vực răng, miệng, giúp vòm họng và yết hầu thông mát.

ba bau an mia co tot khong ảnh 2
Các khoáng chất có trong mía sẽ hỗ trợ làm sạch khu vực răng, miệng, giúp vòm họng và yết hầu thông mát

+ Giảm cảm giác ốm nghén, nhưng bà bầu ăn mía 3 tháng đầu thai kỳ được không?

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn bà bầu dễ bị các cơn ốm nghén hành hạ. Giờ đây, các mẹ bầu sẽ không còn lo lắng vì mía sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Mía nên được chặt thành từng khúc nhỏ và nhai lấy nước, bỏ xác hoặc chị em cũng có thể lấy một ít nước mía hòa thêm một ít nước gừng, chia nhỏ lượng nước mía ra uống trong ngày sẽ cảm thấy đỡ hơn.

+ Chữa cúm an toàn cho bà bầu

Một lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong mía sẽ giúp thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, ngăn ngừa các loại virus gây bệnh, đặc biệt là mắc cảm cúm ở bà bầu. Nếu thai phụ không may bị sốt thì có thể không cần uống thuốc ngay mà có thể ăn 1 vài miếng mía hoặc uống một ít nước mía pha thêm gừng để giảm cúm an toàn.

+ Hỗ trợ làm đẹp da

Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mang thai có thể khiến làn da của mẹ bầu có nguy cơ bị mụn, nám sạm.  Việc thường xuyên ăn mía hay uống nước mía sẽ giúp chị em giải quyết các vấn đề về da do chúng chứa chất axit alpha hydroxy giúp chống lại tình trạng oxy hóa.

+ Hạn chế nhiễm trùng đường tiết niệu

Sự gia tăng các hormone progesterone trong thai kỳ sẽ làm giãn đường tiết niệu, ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiểu cũng như tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ phát triển, dễ dẫn đến nguy cơ cao mắc viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu. Ăn mía là một giải pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa vấn đề này.

Không chỉ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại ở đường tiết niệu mà mía còn chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu để phòng tránh các bệnh tật khác.

ba bau an mia co tot khong ảnh 3
Ăn mía là một giải pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa vấn đề giãn đường tiết niệu

2. Bà bầu ăn mía 3 tháng cuối thai kỳ được không, bà bầu ăn mái từ tháng thứ mấy thì tốt?

Bà bầu có thể ăn mía cũng như uống nước mía suốt giai đoạn mang thai và mía sẽ hỗ trợ mẹ bầu cải thiện đáng kể nhiều vấn đề sức khỏe.

Nếu ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, táo bón cùng hệ miễn dịch suy giảm gây nhiều lo lắng cho mẹ bầu thì nước mía sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này thì ở 3 tháng cuối thai kỳ, nước mía trở thành nguồn dưỡng chất giúp bổ sung năng lượng rất tốt, giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi.

Bà bầu có uống nước mía được không, uống bao nhiêu là hợp lý?

3 tháng đầu: chị em nên dùng 150ml nước mía hòa vào thêm 5ml nước ép gừng, nên uống ngay sau khi ép 2 – 3 ngày/ lần sẽ giúp thai phụ chữa ốm nghén rất tốt. Bình thường chị em có thể uống 150ml nước mía mỗi ngày.

3 tháng giữa: nên giảm lượng nước mía nạp vào cơ thể xuống 2 – 3 lần/ 1 tuần, hạn chế uống nhiều nước mía trong giai đoạn này bởi chúng chứa hàm lượng đường cao sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến gây béo phì, không tốt cho sức khỏe.

ba bau an mia co tot khong ảnh 4
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ cũng như đảm bảo sức khỏe cho bà trước trước khi sinh, các mẹ có thể uống 200ml nước mía/ngày

3 tháng cuối: Với sự tăng tốc phát triển của thai nhi trước khi chào đời, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ cũng như đảm bảo sức khỏe cho bà trước trước khi sinh, các mẹ có thể uống 200ml nước mía/ngày.

Một số cách pha nước mía ngon, thay đổi vị cho mẹ bầu

- Nước mía tắc: vắt thêm 1 quả tắc vào ly nước mía sẽ giúp vị của chúng thơm ngon, ngọt dịu pha chút vị chua rất dễ chịu.

- Nước mía cà rốt: sự kết hợp này sẽ cho ra thành phẩm có hương vị độc đáo, thơm ngon bất ngờ.

- Nước mía cam: trong cam chứa nhiều vitamin C cùng vị thơm mát sẽ là lựa chọn thay đổi khẩu vị thích hợp cho những mẹ thích vị của cam.

ba bau an mia co tot khong ảnh 5
Áp dụng đúng cách pha nước mía ngon để thay đổi vị cho mẹ bầu

3. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi ăn hoặc uống nước mía

Tuy mía đem đến nhiều lợi ích cho thai kỳ nhưng mẹ bầu cần hết sức lưu ý những vấn đề sau đây khi muốn ăn hoặc uống nước mía để ngăn ngừa nguy cơ gây hại cho sức khỏe của chính bản thân cũng như em bé trong bụng:

ba bau an mia co tot khong ảnh 6
Những chị em mắc tiểu đường trong thai kỳ hoặc đang trong thời gian nghi ngờ thì càng cần lưu ý hơn khi ăn mía

- Chỉ nên ăn mía khoảng 3 lần/tuần, do hàm lượng đường cao dễ làm cho các mẹ bầu bị tăng cân và mắc nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Với những chị em mắc tiểu đường trong thai kỳ hoặc đang trong thời gian nghi ngờ thì càng cần lưu ý hơn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại thực phẩm này.

- Không nên ăn mía lúc cơ thể đang bị tiêu chảy bởi chúng sẽ khiến tình trạng bệnh của chị em nặng hơn.

- Tránh tuyệt đối ăn các lọn mía đã đổi màu. Những cây mía đã bị đổi màu sậm, hoặc có những đoạn bắt đầu bị hỏng, thối rữa thì độc tính trong chúng đều rất cao. Lúc này trong mía có thể chứa độc tố thần kinh 3 - Nitropropionic acid, hệ thống thần kinh có thể bị tổn thương nếu trúng phải loại độc này.

>>> Xem thêm:

- Cách bảo quản nước mía không bị đen lâu nhất có thể!

- 3 tháng đầu có nên uống nước mía hay không?

ba bau an mia co tot khong ảnh 7
Tránh tuyệt đối ăn các lọn mía đã đổi màu

- Mẹ bầu cũng nên tránh ăn mía ướp lạnh vì có thể gây ê răng và làm lạnh bụng.

- Không nên tích trữ quá nhiều mía để ăn lâu dài vì mía khi để lâu có thể bị biến chất, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

- Khi mua mía, nên lựa mía các thân mía còn tươi, trên thân không có các đốm đỏ. Tốt nhất, nên chọn những nơi bán hàng uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.

ba bau an mia co tot khong ảnh 8
Khi ăn mía sai cách, nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tiêu cực sẽ rất cao

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn mía có tốt không. Nhìn chung, khi mang thai nếu ăn mía đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Ngược lại, khi ăn sai cách thì nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tiêu cực sẽ rất cao.

Sau khi ăn mía khoảng 2-8 giờ, nếu thai phụ xuất hiện triệu chứng nôn, chóng mặt, đau đầu, mờ mắt, tê cứng tay chân thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Bầu ăn sầu riêng được không và ăn như thế nào để không gây hại cho thai kỳ?

Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai không dám ăn sầu riêng vì sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, Bầu ăn sầu riêng được không?

TIN MỚI NHẤT