Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn hội viên, phụ nữ di cư lao động nước ngoài an toàn

Đời sống 17/07/2023 11:35

Theo thống kê, nữ lao động Việt Nam đang có mặt ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo rất nhiều hộ gia đình.

Theo thông tin từ báo Pháp luật Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 lao động, trong đó có 12.872 lao động nữ, chiếm 21%. Từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 30% tổng số hợp đồng đi làm việc nước ngoài, con số này của những năm 1990 chỉ từ 10 - 15%. Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tuy chỉ chiếm khoảng 30% nhưng lại đóng góp tới 50% lượng kiều hối…

Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn hội viên, phụ nữ di cư lao động nước ngoài an toàn - Ảnh 1
Lao động nữ di cư cần được hỗ trợ hơn nữa từ khung pháp lý cho tới hành động cụ thể - Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam

Với số lượng tăng nhanh và sự đóng góp không hề nhỏ như vậy, nhưng bên cạnh những cơ hội, phụ nữ Việt Nam di cư lao động nước ngoài phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn nam giới, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ, bảo vệ từ khung pháp lý cho tới những hành động cụ thể.

Theo nguồn tin từ báo Phụ nữ Việt Nam, để phụ nữ có thể an toàn trong quá trình di cư, để thay đổi tâm thế từ di cư bị động (không nắm được các thông tin việc làm, không được trang bị các kỹ năng phòng ngừa rủi ro….) sang tâm thế di cư chủ động (được trang bị các kiến thức và kỹ năng trước khi di cư, biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ …).

Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn hội viên, phụ nữ di cư lao động nước ngoài an toàn - Ảnh 2
Tìm kiếm công việc và thu nhập để trang trải cho bản thân và gia đình là nhu cầu chính đáng của mọi phụ nữ - Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

Những lưu ý trước khi di cư, ra nước ngoài làm việc:

- Tìm hiểu kỹ thông tin nơi sẽ đến làm việc, cẩn trọng với những lời hứa hẹn thu nhập cao.

Tham khảo, hỏi thông tin về công việc từ ít nhất 3 người (có thể là các cán bộ của Hội LHPN, Ủy ban Nhân dân và tổ chức quốc tế/hoặc tổng đài 111 của Bộ LĐTBXH hoặc tổng đài 1900969680 của Hội LHPN Việt Nam).

- Liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp. Danh sách các doanh nghiệp có giấy phép trên trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước.

- Thông báo cho chính quyền địa phương kế hoạch đi làm việc, cung cấp địa chỉ nơi làm việc.

- Để lại địa chỉ nơi làm việc cho gia đình, bạn bè.

- Nắm rõ thông tin nơi sinh sống, làm việc,...

- Làm thế nào để quay về địa phương/về nước khi công việc kết thúc?

- Sẽ rất nguy hiểm nếu phải vay mượn từ tiền từ một nhà tuyển dụng, hoặc một người sử dụng lao động để thực hiện chuyến đi này, hoặc phải đi vay nợ để trả khoản tiền đặt cọc cho nhà tuyển dụng.

- Có ký hợp đồng với công ty đó không?

- Nếu  không có hợp đồng, phải trao đổi về các điều kiện công việc mình sẽ làm chưa?

Những lưu lý trong quá trình di chuyển từ Việt Nam sang một nước khác:

Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn hội viên, phụ nữ di cư lao động nước ngoài an toàn - Ảnh 3
Luôn mang giấy tờ bên mình - Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

- Luôn mang giấy tờ tùy thân bên mình.

- Lưu vào máy điện thoại và ghi lên tờ giấy số điện thoại hỗ trợ khi cần thiết (số điện thoại của gia đình, của người tin tưởng, tổng đài 111, tổng đài 1900969680; tổng đài 180001768).

- Để lại bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân quan trọng của bạn cho một người thân mà bạn tin tưởng ở nhà giữ hộ (hộ chiếu, chứng minh thư/căn cước công dân…) phòng ngừa trường hợp bạn gặp rủi ro hoặc mất giấy tờ, họ có thể dễ dàng giúp đỡ.

- Giữ các bản sao công chứng giấy tờ mà bạn mang đi ở một vị trí khác với chỗ cất những giấy tờ thật.

Những điều cần lưu lý tại nơi đến làm việc:

- Tìm hiểu thêm thông tin: Pháp luật, văn hóa tại nơi đến.

- Hỏi địa chỉ cụ thể rõ ràng nơi đã đến và thông tin về cho gia đình.

- Thống nhất với gia đình thời gian liên hệ vào một ngày, giờ cố định.

- Thận trọng và cảnh giác với cám dỗ, cạm bẫy.

- Tham gia nhóm cùng quê hương để hỗ trợ nhau.

- Tìm hiểu, lưu địa chỉ, số điện thoại của cơ quan Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại; hoặc đồn công an tại nơi đến trên điện thoại hoặc trên tờ giấy.

Hội LHPN Việt Nam hướng dẫn hội viên, phụ nữ di cư lao động nước ngoài an toàn - Ảnh 4
Tổng đài 1900969680 của Hội LHPN Việt Nam là địa chỉ chị em có thể liên hệ để tìm kiếm thông tin trợ giúp - Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

Hà Nội: Người lao động chật vật mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt kéo dài

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm. Người lao động phải gồng mình tìm mọi cách để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

TIN MỚI NHẤT