Mặc cho là món khoái khẩu, 4 nhóm người này cần tránh ăn bún, kẻo làm bệnh tình trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Dinh dưỡng 27/06/2023 07:43

Bún là món ăn được nhiều người yêu thích. Chúng ta có rất nhiều món ăn nổi tiếng gắng với vùng miền được làm từ bún như bún riêu, bún bò Huế, bún chả, bún mắm, bún đậu mắm tôm... Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.

Những người không nên ăn bún

Người bị viêm dạ dày

Bún là thực phẩm không thích hợp với những người đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Bún được làm từ gạo được ngâm trong nước khoảng một ngày để nở ra. Trong thời gian này, tinh bột sẽ lên men.

Người có điều tiêu hóa kém ăn thực phẩm này sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Do đó, các bác sĩ khuyên những người bị viêm dạ dày hoặc mắc hội chứng dạ dày tá tràng nên hạn chế ăn bún.

Mặc cho là món khoái khẩu, 4 nhóm người này cần tránh ăn bún, kẻo làm bệnh tình trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Phụ nữ đang mang thai

Trên thực tế bà bầu ăn được bún. Tuy nhiên đó là những loại bún không sử dụng các chất hóa học độc hại để giữ độ tươi và trắng của bún. Còn lại mẹ bầu không nên ăn các loại bún hàng, chợ, bún sử dụng chất hóa học để tẩy trắng…Bà bầu ăn các loại bún đó có nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí gây sảy thai.

Phụ nữ sau sinh

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé thì các mẹ tuyệt đối không nên ăn bún. Vì sau khi sinh cơ thể còn yếu, chưa kể sức đề kháng của bé còn chưa hoàn thiện, mẹ nuôi con qua sữa mẹ. Nếu như bún sản xuất không đảm bảo thì có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy. 

Phụ nữ sau sinh nên ăn các đồ sạch, tránh đồ tanh, cần chọn lựa kỹ thức ăn, không nên ăn các đồ ăn chưa được nấu chín, không ăn đồ tái hay rau sống vì các đồ này chứa các vi khuẩn có thể gây bệnh.

Mặc cho là món khoái khẩu, 4 nhóm người này cần tránh ăn bún, kẻo làm bệnh tình trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Trẻ nhỏ

Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến và dễ ăn đối với trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường một số người bán hàng vì lợi ích nên cho cả phụ gia không được phép hay hàn the ăn vào bún, rất độc hại đối với cơ thể. Ngoài ra, quá trình làm ra bún phải ngâm gạo nở và cho lên men nên ăn bún sẽ gây chướng bụng, đầy hơi với hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ. Vì vậy nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Do đó, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún và hạn chế món ăn này trong gia đình.

Người bị ốm, sốt

Những người trong người đang không được khỏe thì hệ tiêu hóa sẽ kém. Trong khi đó, bún gây lạnh bụng nên ăn vào không những không khiến sức khỏe tốt lên mà còn khiến cho cơ thể suy nhược thêm. Vì vậy những người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Người ốm nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn vào có thể gây khó tiêu và đi ngoài.

Mặc cho là món khoái khẩu, 4 nhóm người này cần tránh ăn bún, kẻo làm bệnh tình trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cách nhận biết bún không an toàn

Nếu bún bị nhiễm chất tinopal, bạn có thể phát hiện một cách dễ dàng vì bản thân chất này là phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát sáng.

Cách đơn giản nhất là quan sát màu sắc của sợi bún. Bún có thành phần chính là gạo nên sợi bún thường có màu trắng đục hoặc tối màu. Bún chứa hàn the hay các chất bảo quản thường có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng bẩy.

Mặc cho là món khoái khẩu, 4 nhóm người này cần tránh ăn bún, kẻo làm bệnh tình trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Tăng cân không kiểm soát, đường huyết cao ngất ngưỡng chỉ vì những món ăn sáng "ngon miệng nhưng hại thân" này

Đây là những món được khá nhiều người lựa chọn cho bữa sáng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng chính là thủ phạm gây tăng cân mất kiểm soát.

TIN MỚI NHẤT