Loại cây được lương y mệnh danh 'vua của các loại thảo mộc' làm đẹp da sau khi phơi khô chị em nên biết

Dinh dưỡng 19/07/2023 10:27

Ở thôn quê Việt Nam, đa số các chị em “chấm điểm” cho cây này trong việc điều trị kinh nguyệt (KN) của mình ra quá nhiều hoặc ra rỉ rả kéo dài…

Ngải cứu vốn là một biệt dược được dân gian sử dụng rất nhiều, vừa làm món ăn vừa làm thuốc điều trị bệnh.

Loại cây được lương y mệnh danh 'vua của các loại thảo mộc' làm đẹp da sau khi phơi khô chị em nên biết - Ảnh 1
Ngải cứu - Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau. Nếu phơi khô, vò nát thành ngải nhung, được dùng trong “cứu pháp” của châm cứu.

Tóc nhiều gầu, mất ngủ: Gội đầu bằng lá ngải cứu khô

Dùng lá ngải cứu khô để đun nước gội đầu rất tốt, vừa có tác dụng chăm sóc tóc, lại giúp giảm đau đầu, giúp ngủ ngon hơn. Da đầu và các nang tóc là những kênh quan trọng để cơ thể giải phong hàn, ẩm thấp. Trong quá trình gội đầu bằng lá ngải cứu, các hoạt chất giải phong hàn, sinh nhiệt có thể thẩm thấu vào cơ thể thông qua xoa bóp. Từ đó, có tác dụng trị chứng tỳ vị hàn đau, tiêu chảy ẩm lạnh.

Loại cây được lương y mệnh danh 'vua của các loại thảo mộc' làm đẹp da sau khi phơi khô chị em nên biết - Ảnh 2
Gội đầu bằng lá ngải cứu khô - Ảnh minh họa: Internet

Nếu chất lượng giấc ngủ kém, nên gội đầu bằng lá ngải cứu. Tinh dầu ngải cứu thơm nhẹ có thể làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng thần kinh. Gội đầu bằng nước lá ngải cứu cũng có tác dụng trị gàu, giảm ngứa hiệu quả do chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da. Thời gian đầu chị em nên gội đầu bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Khi da đầu hết ngứa có thể gội 1-2 lần/tuần, rất tốt cho việc dưỡng da đầu và tóc. 

Dưỡng da mặt

Ngải cứu rửa sạch và chần sơ với nước sôi. Vớt lên rồi thái nhỏ, đun sôi với 500ml nước khoảng 20 phút. Lọc bỏ bã, nước để nguội sau đó đổ vào bình đậy kín nắp. Dùng nước ngải cứu để bôi lên mặt vào các buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.

Loại cây được lương y mệnh danh 'vua của các loại thảo mộc' làm đẹp da sau khi phơi khô chị em nên biết - Ảnh 3
Ngải cứu còn có tác dụng kích thích lên da non, làm liền các vết thương - Ảnh minh họa: Internet

Làm thuốc điều kinh

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5 - 10g) hay dạng cao đặc (1 - 4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu KN không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1 - 2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Trị phụ nữ bị các chứng hư, KN không đều, đau nhói do khí huyết

Đương quy, ngải cứu đều 80g, hương phụ 240g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột. Dùng giấm nấu với nếp làm hồ, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g (Ngải tiễn hoàn - Đông Viên thập thư).

Loại cây được lương y mệnh danh 'vua của các loại thảo mộc' làm đẹp da sau khi phơi khô chị em nên biết - Ảnh 4
Trị các chứng hư, KN không đều Ảnh minh họa: Internet

Bổ não, tỉnh thần, làm nhẹ đầu sáng mắt

Lá ngải cứu khô (hoặc dùng ngải nhung cũng được), cho vào vải, làm thành cái gối để gối đầu. Phương pháp này trước đây thường được các đạo sĩ, các bậc tu trì dùng, giúp cho đầu óc của họ lúc nào cũng nhẹ nhàng, thanh thản, những người thường xuyên bị đau đầu do stress, do áp lực công việc, dùng gối đầu bằng ngải cứu sẽ tìm thấy niềm “thanh thản, nhẹ nhàng, khoan khoái”…

Mách nhỏ 4 cách ăn khoai lang giúp giảm cân 'thần kỳ' cho chị em thích eo nhỏ, dáng thon!

Khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng bạn cần ăn đúng cách, đúng thời điểm để tận dụng lợi ích dinh dưỡng, giúp giảm cân hiệu quả.

TIN MỚI NHẤT