Sốt phát ban ở trẻ: Dấu hiệu chính xác để phát hiện bệnh

Chăm sóc con 10/04/2018 06:30

Sốt phát ban nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa và viêm não.

Sốt phát ban là bệnh do siêu vi khuẩn thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh lành tính và có thể điều trị ở nhà. Sốt phát ban chỉ nguy hiểm khi điều trị sai cách dẫn đến biến chứng. Phát ban ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não vì vậy mẹ cần chữa trị sớm cho bé.

Dưới đây là chi tiết bệnh sốt phát ban ở trẻ, cha mẹ hãy tham khảo:

 DẤU HIỆU SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ

Khi tiếp xúc với virus, bé sẽ phát bệnh sau 1-2 tuần. Trong một số trường hợp nhẹ, các dấu hiệu nhiễm bệnh có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, các dấu hiệu sốt phát ban mẹ cần phải theo dõi đó là:

- Sốt: Dấu hiệu đầu tiên của sốt phan ban chính là bé bị sốt cao. Nhiệt độ có thể tăng bất ngờ đạt tới 39.4 độ C. Bé cũng có thể bị đau họng, ho, chảy mũi trước hoặc trong khi sốt.

Sốt phát ban ở trẻ: Dấu hiệu chính xác để phát hiện bệnh - Ảnh 1
Phát ban thường xảy ra khi bé bị sốt. (Ảnh minh họa)

- Phát ban: Phát ban thường xuất hiện sau giai đoạn sốt. Các ban này ở dạng mảng nhỏ màu hồng hoặc đốm. Mẹ cũng có thể thấy một vòng màu trắng xung quanh ban. Các nốt ban có thể xuất hiện trên ngực, bụng, và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ. Nó cũng có thể lan ra mặt và chân. Phát ban không ngứa và sẽ kéo dài vài ngày.

 - Các triệu chứng khác: Ngoài ra bé cũng có thể có một trong các triệu chứng mệt mỏi, sổ mũi, tiêu chảy nhẹ, khó chịu, mắt bị sưng, biếng ăn.

Nếu bé sốt cao hoặc xuất hiện co giật thì mẹ cần cho bé đi bác sĩ ngay.

 NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sốt phát ban là virus herpes 6 hoặc 7. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bé qua mũi và miệng. Bệnh có thể lây lan ngay cả khi người bị nhiễm không có dấu hiệu phát ban.

Sốt phát ban có thể xảy ra vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên không lây lan nhanh nên nó rất ít khi bùng phát thành dịch. 

 CÁCH ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Sốt phát ban do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị sốt phát ban chủ yếu là kiểm soát cơn sốt của bé và làm dịu các triệu chứng. Bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp chữa trị sau tại nhà để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

- Hạ sốt đúng cách: Điều quan trọng trong khi bé bị sốt phát ban là mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên. Nếu bé bị sốt nhưng không mệt mỏi, khó chịu vẫn ăn uống bình thường thì mẹ không cần cho bé uống thuốc. Nếu bé bị sốt từ 38,5 độ C mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho bé uống thuốc hạ sốt. Mẹ tuyệt đối không cho bé dưới 3 tháng uống thuốc hạ sốt mà không có chỉ thị của bác sĩ. Ngoài ra mẹ cho thể chườm nước ấm để giúp cơ thể bé giảm nhiệt độ.

Sốt phát ban ở trẻ: Dấu hiệu chính xác để phát hiện bệnh - Ảnh 2
Mẹ có thể chườm nước ấm giúp bé hạ sốt. (Ảnh minh họa)

- Uống đủ nước: Khi bé bị sốt phát ban mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải.

- Vệ sinh sạch sẽ: Nếu bé bị sổ mũi, đau họng mẹ có thể cho bé rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý. Mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày. Nếu cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, bé sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng da.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Để tăng cường sức đề kháng cho bé, mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ, da dạng và phong phú. Các loại rau, củ, quả là cần thiết để bổ sung vitamin, dưỡng chất. Các bữa ăn trong ngày nên chia nhỏ để bé ăn được nhiều hơn.

Ngoài những cách điều trị sốt phát ban ở trẻ tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh để nhận về những lời khuyên chính xác nhất trong việc điều trị bệnh.

Theo bác sĩ Việt Anh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, để trẻ không mắc bệnh SPB cần tiêm phòng cho trẻ theo lịch tiêm phòng của ngành y tế.

Khi trẻ mắc bệnh SPB, cần cách ly với trẻ lành và chăm sóc cẩn thận, có thể điều trị tại nhà bằng cách lau mát cho trẻ khi trẻ sốt, nếu không đỡ có thể cho uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10mg/1kg cân nặng của trẻ, 6 giờ sau, nếu vẫn sốt, cho uống tiếp với liều lượng như vậy.

Cần cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là uống dung dịch oresol (ORS) và uống thêm nước hoa quả tươi (cam, dưa hấu, xoài…). Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.

Tuy vậy, khi thấy trẻ sốt cao không giảm hoặc thấy các dấu hiệu bất thường (mệt mỏi, khó thở, phân có máu, chảy mủ tai, co giật…), cần phải cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Hằng ngày cần tắm, rửa bằng nước ấm, trong phòng kín gió để tránh trẻ bị cảm lạnh.

Cảnh báo: Những tai nạn có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ chập chững tập đi

Trong độ tuổi chập chững tập đi, trí trò mò và bản tính hiếu động sẽ kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh. Do đó, rất nhiều tai nạn có nguy cơ xảy ra đe dọa tính mạng trẻ em, cha mẹ cần hết sức chú ý.

TIN MỚI NHẤT