Trẻ khóc lóc, ăn vạ, cha mẹ cần can thiệp xử lý dựa trên các cấp độ cảm xúc

Bài học làm mẹ 11/05/2018 11:24

Ở trẻ em, sự bướng bỉnh, giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh là “tantrum") diễn ra rất thường xuyên, đặc biệt trọng giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Nhiều trẻ có biểu hiện rất dữ dội và mãnh liệt với hành vi tự đánh bản thân và người khác. Cha mẹ cần can thiệp ra sao trong tình huống này?

Các cấp độ giận dữ (tantrum) của trẻ em

Theo quan điểm của Giáo sư Potegal M., Đại học Minnesota (Hoa Kỳ), có 5 cấp độ của tantrum trẻ em sẽ trải qua:

Cấp độ 1: Giận dữ

Trẻ biểu hiện bằng những tiếng la lớn hoặc thể hiện sự giận dữ lên bản thân hoặc người đối diện. Thời gian trẻ giận dữ ngắn hay dài tùy thuộc vào sự tác động của người ngoài vào trẻ.

Cấp độ 2: Giận dữ và buồn bã

Trẻ khóc lóc, ăn vạ, cha mẹ cần can thiệp xử lý dựa trên các cấp độ cảm xúc - Ảnh 1
Thông thường, trẻ sẽ trải qua 5 cấp độ giận dữ và buồn bã - Ảnh minh họa: Internet

Ở giai đoạn này, trẻ vừa có biểu hiện khóc lóc vừa liên tục giãy giụa nhưng giảm dần. Thời gian giận dữ và buồn bã chiếm đến 40% tổng thời gian của tantrum.

Cấp độ 3: Đừng đụng vào tôi

Khi cha mẹ cố chạm vào người khoặc dỗ dành bé, bé sẽ có biểu hiện giãy nảy lên. Thời gian này khá ngắn, chỉ chiếm 10% tổng thời gian tantrum.

Cấp độ 4: Tôi cần được ôm

Trẻ bắt đầu trấn tĩnh và nín khóc khi nghe ai đó nói về mình. Thời gian này cũng chỉ chiếm 10% tổng thời gian tantrum.

Cấp độ 5: Hết giận

Theo nghiên cứu, não bộ trẻ em khó có thể lưu giữ cơn giận dữ hơn một tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trang thái học hỏi cảm xúc. Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy trẻ sẽ nhanh quên và lại tiếp tục ngồi chơi.

Quy luật của quá trình giận dữ, ăn vạ ở trẻ em

Hiểu được 5 giai đoạn của tantrum, cha mẹ sẽ biết cách chế ngự những hành vi tiêu cực ở trẻ. Lời khuyên của các chuyên gia, bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở những lần tantrum khác.

Trẻ khóc lóc, ăn vạ, cha mẹ cần can thiệp xử lý dựa trên các cấp độ cảm xúc - Ảnh 2
Tantrum ở trẻ diễn ra theo quy luật nhất định - Ảnh minh họa: Internet

Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (Ví dụ: Dụ dỗ, đánh lừa, mua đồ chơi...) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì lần tantrum sau sẽ mãnh liệt hơn, cha mẹ phải dỗ dành nhiều hơn.

Cách tốt nhất là hãy để bé tự trải qua các cấp độ 1, 2, 3. Bé sẽ trưởng thành hơn trong cảm xúc. Từ đó, cha mẹ hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5.

Cha mẹ cần làm gì để bé ngoan hơn

Khi trẻ rơi vào trạng thái tantrum, cha mẹ cần bình tĩnh thực hiện theo 4 bước:

Bước 1: Cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum. Cha mẹ không nên lo lắng khi trẻ tantrum quá đà ở cấp độ 1, 2 và 3. Việc cần làm lúc này là im lặng, cất những đồ vật hoặc giải quyết tình huống là nguyên nhân gây ra tantrum.

Bước 2: Cha mẹ phải cứng rắn và kiên trì trong suốt giai đoạn tantrum 1, 2 và 3.

Trẻ khóc lóc, ăn vạ, cha mẹ cần can thiệp xử lý dựa trên các cấp độ cảm xúc - Ảnh 3
Nuôi dạy con ngoan ngoãn, cha mẹ cần hết sức kiên trì trong mọi tình huống - Ảnh minh họa: Internet

Bước 3: Cha mẹ không nên dùng đồ chơi hay dỗ dành bé. Làm như vậy, trẻ sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.

Bước 4: Khi bé đang trải qua cấp độ 4 của tantrum, hãy nhẹ nhàng ôm và trò chuyện cùng trẻ.

Những sai lầm khi trẻ khóc lóc, ăn vạ cha mẹ cần tránh

Trẻ tantrum ở cấp độ 1 hoặc 2, nếu cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để quên cơn giận, bé sẽ chuyến gấp gáp cảm xúc từ cấp độ 3 đến cấp độ 5 mà không qua cấp độ 4. Trẻ sẽ không biết được cảm giác được yêu thương mà chỉ nhận thức đơn thuần tantrum là khóc lóc, ăn vạ sẽ được ba mẹ dỗ dành. Do đó, lần tantrum khác của bé vẫn ở cấp độ 1 hoặc 2.

Trẻ khóc lóc, ăn vạ, cha mẹ cần can thiệp xử lý dựa trên các cấp độ cảm xúc - Ảnh 4
Cha mẹ không nên thỏa hiệp, không dỗ dành khi trẻ chỉ mới vừa hét toáng lên - Ảnh minh họa: Internet

Nếu cha mẹ la lớn, đánh trẻ khi tantrum ở cấp độ 1, 2 sẽ khiến tantrum kéo dài ở cấp độ 2, không thể chấm dứt. Nếu dùng đòn roi, bé sẽ chỉ mãi dừng cảm xúc ở cấp độ 2 trong những lần tantrum sau.

Tantrum là quá trình phát triển một cách tự nhiên và bình thường ở trẻ em. Cha mẹ cần biết cách xử lý đúng thời điểm, kiên trì và nghiêm nghị để con học cách lớn khôn.

Có 4 biện pháp khoa học trị dứt điểm những cơn mè nheo, khóc lóc, ăn vạ của trẻ

Nhiều cha mẹ áp dụng những phương pháp "trị" thói ăn vạ, khóc lóc của trẻ được khuyến nghị đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong cảm xúc và hành vi của trẻ.

TIN MỚI NHẤT