Những điều cần biết về nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Bài học làm mẹ 14/10/2019 14:08

Thông thường, sau khi sinh mổ, người mẹ cần phải có thời gian ít nhất 1 tuần để vết mổ bước vào giai đoạn hồi phục dần. Vài tháng sau sinh cơ thể người phụ nữ mới có thể lành hẳn và không còn cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, trong quá trình dưỡng và chờ vết mổ lành, nếu không có sự chăm sóc cẩn trọng, sản phụ rất dễ gặp nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

Hiện tượng nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh là một trong biến chứng thường gặp sau phẫu thuật và có thể gây ra tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Trên thực tế, sinh mổ không phải chọn lựa đầu tiên mà bác sĩ đưa ra cho sản phụ, chỉ khi mẹ hoặc thai nhi đang có nguy cơ về sức khỏe, lúc này bác sĩ mới chỉ định sinh mổ. Những biểu hiện của việc nhiễm trùng vết mổ có thể dễ nhận biết là cơ thể cảm thấy đau, nhức, vết mổ bị sưng tấy, có hiện tượng tụ mủ, sản dịch có mùi khó chịu, bị đau bụng dưới...

Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng là một trong những vấn đề rất đáng lo
Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng là một trong những vấn đề rất đáng lo - Ảnh minh họa: Internet

Vậy nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không? Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng là một trong những vấn đề rất đáng lo và cần được quan tâm đúng mức bởi nó không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của người sản phụ mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với mẹ trong những tháng đầu sau sinh. Nếu vết mổ bị nhiễm trùng quá nặng còn có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong cao

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Sau sinh, nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, rất có thể bạn đang gặp triệu chứng nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

Người nóng sốt

Theo nghiên cứu thuộc SQU Medical Journal, nóng sốt là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh rất phổ biến ở sản phụ. Mặc dù nóng sốt có thể xuất hiện do nhiều lý do nhưng hiện tượng sốt cao, dai dẳng ở sản phụ thường là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu cơ thể có biểu hiện nóng cao trên 38 độ C, cần phải đưa đến các cơ sở khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nếu cơ thể có biểu hiện nóng cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Nếu cơ thể có biểu hiện nóng cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể có mùi hôi khó chịu

Mùi hôi toát ra từ vùng mổ cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nếu sản phụ nhận thấy mùi hôi phát ra từ xung quanh của vết rạch, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có những triệu chứng gần giống như cúm

Bình thường, sản phụ cũng sẽ không cảm thấy khỏe 100% sau khi đẻ mổ. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu cảm giác kiệt sức, đau đớn, chuyển sang những triệu chứng nghiêm trọng hơn, gần giống cúm, có thể là do cơ thể có những triệu chứng như: mệt mỏi trong người, ớn lạnh, đau hoặc nhức đầu, có thể sản phụ đã bị nhiễm trùng vết rạch.

Vết mổ sưng và nóng ran

Vết mổ ửng đỏ một thời gian sau mổ là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên sẽ có hiện tượng giảm dần theo thời gian. Vì thế, nếu thấy tình trạng vết mổ ngày càng xấu đi hoặc khi thấy vết mổ đỏ hơn, nóng rực, cần gặp bác sĩ thăm khám ngay.

Đừng xem nhẹ nếu thấy vết mổ ửng đỏ một thời gian dài sau mổ
Đừng xem nhẹ nếu thấy vết mổ ửng đỏ một thời gian dài sau mổ - Ảnh minh họa: Internet

Tăng tiết dịch

Nếu vết mổ có triệu chứng tăng tiết dịch hoặc xuất hiện mủ vàng thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Thỉnh thoảng, dịch sẽ chảy ra từ vết rạch sau đẻ mổ nhưng nếu cảm thấy nó tăng lên và ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đừng chủ quan xem thường mà bỏ qua.

Sưng viêm vùng mổ

Sưng ở xung quanh chỗ vết rạch hay có hiện tượng sưng phù chân cũng có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vết mổ sau sinh bị sưng, viêm hay mưng mủ và dẫn đến việc nhiễm trùng vết thương. Trong đó, phổ biến có thể kể đến như:

  • Sau khi sinh, khu vực quanh vết mổ không được chú ý chăm sóc, vệ sinh kỹ, bị các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây mưng mủ.
  • Vết khâu sau khi đẻ mổ không được thao tác đúng cách, tạo nhiều ổ tụ máu, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh.
  • Vết mổ bị hở do sản phụ hoạt động mạnh, dính những dị vật như bụi bẩn, lông của chó mèo…bám vào cơ thể gây ra nhiễm trùng.
  • Những bà mẹ có tiền sử suy dinh dưỡng, ung thư, lao, bệnh bạch cầu,.. hay đang dùng corticoid trong thời gian dài cũng sẽ rất dễ bị hiện tượng nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vết mổ sau sinh bị sưng, viêm  dẫn đến nhiễm trùng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vết mổ sau sinh bị sưng, viêm dẫn đến nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Để có thể điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Dùng băng gạc vô trùng bảo vệ vết mổ từ 24-48 giờ sau khi phẫu thuật.
  • Khi vết mổ có dấu hiệu hở, cần được đắp lại với gạc ẩm vô trùng, dùng băng vô trùng che phủ lại vết mổ bị hở.
  • Sử dụng kỹ thuật vô khuẩn, dùng băng vô trùng để thay vết thương thường xuyên.
  • Trước cũng như sau khi thay băng phải luôn vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Giữ sạch sẽ cơ thể khi trực tiếp tiếp xúc vị trí phẫu thuật.
  • Sản phụ và người nhà cần hiểu về những chăm sóc vết thương, nhận biết những bất thường của vết mổ sau sinh.
  • Vết mổ khi thấy bị nhiễm trùng, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa điều trị sớm.
  • Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Làm gì để vết mổ nhanh lành?

Chế độ dinh dưỡng sau sinh

Để tránh dạ dày phải hoạt động với cường độ mạnh, những ngày đầu sau khi sinh không nên ăn thực phẩm khó tiêu mà thay vào đó nên uống nước lọc, cháo loãng, đến khi cơ thể xì hơi được. Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều đạm, canxi, nên uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da hồng hào và căng mịn, nhanh lành.

Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều đạm, canxi cho sản phụ
Tăng cường các thực phẩm có chứa nhiều đạm, canxi cho sản phụ - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ hoạt động

Thời kì đầu chỉ nên hoạt động thật nhẹ nhàng, chú ý nghỉ ngơi sau sinh, hồi phục sức khỏe. Nên nằm nghiêng một bên tránh các cơn đau tử cung có thể làm co thắt cơ thể và tránh bị nôn. Khi cảm thấy đỡ mệt thì đi lại nhẹ nhàng, giúp tránh bị dính ruột...

Chăm sóc vết mổ sản phụ sau khi sinh

Cẩn trọng với vết mổ

Tuần đầu sinh mổ, sản phụ sẽ được bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, thay băng vệ sinh vết mổ song song việc sử dụng một vài loại kháng sinh, giảm đau, co hồi tử cung để tránh cơ thể bị nhiễm trùng hay gặp những biến chứng khác có thể xảy ra.

Tuần thứ 2, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vết mổ, cắt chỉ (một số trường hợp dùng chỉ tự tiêu thì không phải áp dụng cách này). Nên lau người sạch với bằng nước ấm, không nên ngâm nước quá lâu có thể làm ảnh hưởng vết mổ. Khi tắm xong lau và thấm khô nước quanh vết mổ, có thể dùng dung dịch betadin hay Povidine để hỗ trợ cho vết mổ nhanh lành, tránh nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Không nên bịt vết mổ kín bằng bông băng, nên để khô tự nhiên và thoáng sẽ giúp nhanh lành hơn.

Không nên bịt vết mổ kín bằng bông băng
Không nên bịt vết mổ kín bằng bông băng - Ảnh minh họa: Internet

Những thứ cần tránh

Bổ sung vitamin cho sản phụ như: vitamin A, B,C giúp làm giảm tình trạng viêm vết mổ. Những thực phẩm giàu vitamin K, yếu tố vi lượng hỗ trợ tạo máu, nhanh lành vết thương. Bổ sung các món ăn dồi dào protein, làm liền sẹo, tránh bị thiếu máu. Nên tránh những thực phẩm gây dị ứng trước khi sinh. Tránh dùng rau muống, đồ nếp bởi có thể gây sẹo lồi. Nên thoa kem trị sẹo bằng tăm bông để bôi lên vùng da vừa mổ mổ, không dùng tay.

Có thể nói, đối với những chị em mổ đẻ, cần chú ý trong việc chăm sóc cơ thể cũng sinh hoạt, lựa chọn thực phẩm để tránh nhiễm trùng vết mổ sau sinh cũng như sớm hồi phục sức khỏe sớm. Khi thấy vết mổ có dấu hiệu bất thường, phải cần nhanh chóng khám tại các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.

Những tác dụng của chè xanh đối với sức khỏe con người

EGCG trong lá trà xanh là một hợp chất chống oxy hoá mạnh hơn cả vitamin C và E, giúp ngăn ngừa hư hại tế bào, làm đẹp da là một trong những tác dụng của chè xanh nổi bật nhất.

TIN MỚI NHẤT