Bố mẹ tuân thủ điều quan trọng này, trẻ sẽ dễ dàng tự xúc ăn được từ nhỏ

Bài học làm mẹ 03/03/2018 13:24

Chìa khóa để con có thể tập được thói quen tự xúc ăn ngoan ngoãn và ngon lành là cho phép chúng tự trải nghiệm. Bố mẹ đừng lo lắng đến những đống bừa bộn mà con gây ra.

So với việc bố mẹ ngày ngày đút đồ ăn cho con thì việc để bé tự ăn có ý nghĩa hơn nhiều. Điều này giúp ích cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy mà ban đầu có thể con sẽ làm mọi thứ vô cùng bừa bộn, rối rắm nhưng bố mẹ đừng ngăn cản mà hãy để con trải nghiệm.

Chìa khóa để con có thể tập được thói quen tự xúc ăn ngoan ngoãn và ngon lành là cho phép chúng tự trải nghiệm. Bố mẹ đừng lo lắng đến những đống bừa bộn mà con gây ra.

Các dấu hiệu cho thấy con đến thời điểm có thể tự xúc ăn

Bạn muốn trẻ nhanh chóng tự xúc ăn thì hãy bắt đầu khuyến khích con làm việc này sớm nhất có thể. Chú ý đến từng cử chỉ trong quá trình lớn khôn của con để biết được khi nào nên bắt đầu cho con tự xúc. Đó có thể là những dấu hiệu như với thìa từ tay mẹ, tự vươn ra lấy đồ ăn hay thậm chí là bày bừa đồ chơi. Các dấu hiệu cụ thể bao gồm:

Bố mẹ tuân thủ điều quan trọng này, trẻ sẽ dễ dàng tự xúc ăn được từ nhỏ - Ảnh 1
1. Con bắt đầu biết nắm, bắt

Nếu bạn cho bé một loại đồ ăn nhỏ nhỏ vừa cỡ nắm tay thì bé có thể dễ dàng cầm nắm. Mẹ hãy chuẩn bị những nắm cơm nhỏ để bé bắt đầu luyện tập. Ngoài ra, việc để đồ ăn hơi cao một chút để con tự mình với lấy chúng cũng là một phương pháp để giúp con luyện tập. Nên bắt đầu áp dụng với trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi.

2. Khi tay và mắt có sự phối hợp nhịp nhàng

Con bạn bắt đầu thể hiện khả năng tự xúc ăn khi chúng biết cách nhặt đồ ăn hay hoa quả nhỏ trong bát bỏ vào miệng. Đây là dấu hiệu cho thấy tay và mắt của bé đã có sự phối hợp tốt. Mẹ hãy bắt đầu tập luyện cho trẻ ở độ tuổi từ 8 – 9 tháng bằng cách đặt đĩa thức ăn trước mặt và cho con tự xoay sở với chúng. Tuy nhiên, điều này rất có thể sẽ gây ra chiến trường bừa bãi nhưng hãy cứ để con trải nghiệm. sau cùng, con sẽ biết cách ăn đúng và bỏ đồ ăn vào miệng mà không có bất cứ gì rơi vãi.

3. Các giác quan phát triển

Bố mẹ tuân thủ điều quan trọng này, trẻ sẽ dễ dàng tự xúc ăn được từ nhỏ - Ảnh 2
 
Việc con khiến bữa ăn trở nên bừa bãi là điều chắc chắn mà bố mẹ phải chấp nhận. Nhưng khi cầm nắm đồ ăn và cảm nhận được đồ ăn là nóng, ấm hay lạnh lại là cách tốt để bé phát triển giác quan. Càng được luyện tập nhiều, con càng tăng độ nhạy cảm và có khả năng cảm nhận tốt hơn.

Tự ăn sẽ giúp đứa trẻ phát triển được “giác quan vận động”, tức là cảm nhận thế giới xung quanh qua cảm giác và vận động. Tương tự như khi chúng ta nhắm mắt nhưng vẫn có thể chạm đúng vào mắt, mũi hay miệng. Với trẻ nhỏ thì việc tự xúc ăn dần dần sẽ trở thành thói quen vận động và con có thể định vị chuẩn xác vị trí, kích cỡ của miệng để điều chỉnh đưa lượng đồ ăn vào sao cho không bị rơi vãi ra ngoài.

 Bố mẹ tuân thủ điều quan trọng này, trẻ sẽ dễ dàng tự xúc ăn được từ nhỏ - Ảnh 3
4. Con bắt đầu tự lập

Trẻ càng lớn dần càng thể hiện tính cách độc lập, được biểu hiện với việc như từ chối để bố mẹ đút đồ ăn hay không cần sự trợ giúp của người lớn. Trong quá trình lớn khôn của con, tự lập là yếu tố quan trọng và việc tự xúc đồ ăn là biểu hiện rõ ràng.

Tự xúc ăn sẽ giúp con không chỉ phát triển tính cách tự lập mà còn nâng cao khả năng chủ động. Cụ thể như việc con sẽ tự xác định được lượng đồ ăn con muốn ăn là bao nhiêu. Hãy tưởng tượng xem nếu bạn đã rất no mà còn tiếp tục bị nhồi đồ ăn vào miệng thì sẽ như thế nào? Vậy nên việc tự xúc và dừng lại khi đã thấy no là có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Bố mẹ tuân thủ điều quan trọng này, trẻ sẽ dễ dàng tự xúc ăn được từ nhỏ - Ảnh 4
 
5. Bắt đầu biết sử dụng miệng

Dấu hiệu khác cho thấy trẻ có thể bắt đầu học cách tự xúc ăn là việc con biết dùng miệng, thông qua các hoạt động như tự uống nước từ cốc hoặc dùng ống hút. Bố mẹ nên luyện tập cho con phát triển khả năng này khi con khoảng 6 tháng tuổi. Điều này không chỉ giúp bé tăng cường năng lực phối hợp tay – mắt mà con khiến trẻ trở nên tự tin và độc lập hơn. Thông thường khi con thể hiện những dấu hiệu trên cũng cho thấy trẻ bắt đầu có thể tự chơi ngoan ngoãn. Ở giai đoạn này, đôi lúc bé cũng sẽ nghịch ngợm mà giành lấy đồ ăn từ tay người lớn. Dù vậy bố mẹ không nên quát mắng mà hãy cho con được tự do trải nghiệm để lớn khôn.

Khi con bắt đầu học tự xúc ăn, hãy chú ý đến một vài điều sau:

- Vấn đề răng miệng: khi tập làm quen với đồ ăn cứng, bảo vệ răng miệng cho con chính là điều mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý. Lúc này răng của bé chưa đủ khỏe để nhai đồ ăn cứng. Vì vậy cần chú ý và đảm bảo đồ ăn của con phải mềm và ấm.

- Phân chia thực phẩm: Cần thận trọng với các loại thực phẩm có khả năng gây tổn thương răng hoặc nướu. Ở giai đoạn này răng và lợi của trẻ dễ bị nhạy cảm. Vì vậy nên hạn chế các loại quả như cam quýt và những thực phẩm nhiều muối và đường.

- Cơn đói: Cho trẻ ăn khi chúng thực sự đói nhưng lại không thể tự xúc mà xoay sở khó khăn với món ăn đó. Học một kĩ năng mới không có nghĩa là buộc con phải thực hành 24/7.

- Lượng thức ăn: lượng đồ ăn mà bé tiêu thụ mỗi bữa sẽ khác nhau, tùy thuộc vào vận động và sức khỏe của con mỗi ngày. Hãy để con tự quyết định con muốn ăn bao nhiêu.

Điều mấu chốt để con bạn tự xúc ăn thành công là cho phép bé trải nghiệm. Dù là có bừa bộn, lộn xộn nhưng cũng đừng ngăn cản con. Đó là cách con học và phát triển kĩ năng của bản thân.

Con 2 tuổi có các dấu hiệu này, mẹ nên chú ý khả năng trẻ chậm nói

Nếu khi trẻ lên 2 gặp phải những dấu hiệu như không biết bắt chước, quay đầu..., hãy cẩn trọng vì rất có thể con bạn mắc bệnh chậm nói.

TIN MỚI NHẤT