Tổ chức Y tế Thế giới tiết lộ 3 yêu tố 'vàng' nhằm giúp Việt Nam sống chung đại dịch Covid-19

Xã hội 09/10/2021 12:40

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng Việt Nam cần bao phủ tiêm chủng, tăng cường năng lực y tế và ý thức người dân nhằm sống chung an toàn với Covid-19.

Theo chia sẻ thông tin từ VnExpress, vào ngày 8/10, Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho hay đại dịch vẫn sẽ tiếp diễn ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vậy nên, các nước cần tìm cách sống chung an toàn với nó và xem xét ưu tiên các hoạt động sau đây để tiến tới mở cửa an toàn.

Đồng thời, tiến sĩ Park cũng nhấn mạnh rằng mỗi người dân cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Điều này sẽ giúp chủ động hơn trong việc phòng, chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”.

binh thuong moi
Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam - Ảnh: WHO

Thứ nhất, chính phủ cần "phủ vaccine" cho các nhóm ưu tiên, đặc biệt là nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu ứng phó với đợt bùng phát dịch, người cao tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch, nơi hệ thống y tế còn hạn chế cần ưu tiên tiêm chủng hơn.

Thứ hai, người dân tiếp tục thực hành các biện pháp bảo vệ cá nhân và các biện pháp y tế công cộng làm giảm sự lây truyền, ngay cả khi các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng.

Thứ ba, nhà nước cần tăng cường hơn nữa năng lực hệ thống y tế để quản lý tốt hơn bệnh nhân Covid-19 nặng, đồng thời đưa ra lộ trình và mô hình chăm sóc phù hợp để tránh quá tải bệnh viện đối với các ca nhẹ và trung bình.

binh thuong moi 1
Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp 5K - Ảnh: Internet

Tình hình dịch bệnh đang có xu hướng hạ nhiệt trên toàn Việt Nam. Hôm 8/10 là ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm toàn quốc dưới 5.000 ca. Tại TP.HCM, tâm dịch của đợt bùng phát thứ 4, số ca bệnh mới giảm, số xuất viện nhiều hơn số ca nhập viện hàng ngày, một số bệnh viện dã chiến đã hoàn thành sứ mệnh, các lực lượng chi viện đang dần rút.

Về tiêm chủng, trong ngày 7/10 có gần một triệu rưỡi liều vaccine được tiêm. Tổng số liều đã triển khai trên cả nước là hơn 50,5 triệu, trong đó tiêm 1 mũi là hơn gần 37 triệu liều, tiêm mũi 2 là hơn 13,6 triệu liều. Bộ Y tế cho biết vaccine sẽ được chuyển về nhiều trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu tiêm ít nhất 70% dân số trưởng thành vào đầu năm 2022.

binh thuong moi 2
chính phủ cần 'phủ' vaccine cho cộng đồng - Ảnh: Internet

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho biết trong cuộc họp hôm 28/9, điểm quan trọng nhất của dự thảo hướng dẫn là "chấp nhận có ca nhiễm trong cộng đồng" so với mục tiêu không có ca nhiễm tại cộng đồng (zero Covid-19) như giai đoạn trước. Các biện pháp phòng chống dịch sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo từng cấp độ và theo nhóm dân số đã tiêm vaccine (hoặc mắc và khỏi bệnh), người có xét nghiệm âm tính.

Ngoài ra, các ca nhiễm cộng đồng mới vẫn cần được phát hiện sớm, khoanh vùng hẹp nhất có thể, cách ly, theo dõi sức khỏe, điều trị kịp thời. F1 vẫn cần có biện pháp cách ly phù hợp để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Người dân tuân thủ nguyên tắc 5K bởi nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp này sẽ dẫn đến việc mở cửa không kiểm soát, gây ra hệ lụy rất lớn tới sức khỏe và tính mạng người dân, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong. 

Theo tiến sĩ Park, việc lập kế hoạch cho phép Việt Nam chuẩn bị tốt hơn ở những đợt bùng phát trong tương lai, khi chuyển sang trạng thái bình thường mới. Thông qua các chiến lược và hướng dẫn tạm thời, WHO đưa ra một số tiêu chí dịch tễ học, ICU (hồi sức tích cực) và tiêu chí tiêm chủng mà chính phủ có thể tham khảo và điều chỉnh tùy thuộc vào bối cảnh của quốc gia.

Sở Y tế TP.HCM thông báo khẩn về việc xét nghiệm Covid-19 khi khám chữa bệnh tại bệnh viện

Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về triển khai thực hiện test nhanh kháng nguyên giúp sàng lọc và chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2 trong tình hình mới.

TIN MỚI NHẤT