Sau đó, người này cởi bỏ áo, bẻ gãy phần bệ tì tay của ngai vàng thành nhiều khúc, đi lại xung quanh khu vực Bảo vật quốc gia tiếp tục quậy phá.
- Cột cờ Hà Nội: 'Chứng nhân' lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô
- Đến Hà Nội dịp lễ 30/4 - 1/5 không thể bỏ qua 5 điểm check-in mang đậm dấu ấn lịch sử
Theo báo Lao Động, tối 24/5, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xác nhận, một người đàn ông có hành vi vượt rào, bước lên ngai vàng tại điện Thái Hòa và có các hành vi gây tổn hại đến ngai vàng cùng một số hiện vật liên quan.
Theo hình ảnh ghi nhận, ngày 24/5, người đàn ông này có hành vi bất thường, xâm hại đến Bảo vật quốc gia đặt tại điện Thái Hòa làm nhiều người phẫn nộ.

Sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để khống chế người đàn ông. Hiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang phối hợp với các cơ quan chức năng để triển khai các phương án xử lý theo đúng quy định.
Theo thông tin báo Dân Trí, ngày 24/5, mạng xã hội xuất hiện clip ghi cảnh một người đàn ông leo lên ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa, rồi quậy phá.
Clip được cho là của một du khách nước ngoài quay lại khi đang tham quan điện Thái Hòa vào trưa cùng ngày.

Theo nội dung clip được đăng tải, người đàn ông có dấu hiệu không bình thường, đã vượt qua hàng rào bảo vệ, leo lên ngồi trên ngai vàng triều Nguyễn, miệng lảm nhảm nhiều câu, trước sự chứng kiến các du khách.
Sau đó, người này cởi bỏ áo, bẻ gãy phần bệ tì tay của ngai vàng thành nhiều khúc, đi lại xung quanh khu vực Bảo vật quốc gia tiếp tục quậy phá.
Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua triều Nguyễn.Ngai vàng là biểu tượng quyền lực của triều đại, được truyền qua 13 đời vua triều Nguyễn.
Ngai làm bằng gỗ, cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phía trên ngai vàng có bửu tán bằng gỗ thếp vàng và trang trí pháp lam lộng lẫy.
Bên dưới là bệ ngai vàng với ba tầng bệ bằng gỗ sơn son thếp vàng. Tất cả đều được làm bằng gỗ với nhiều hình con rồng mang ý nghĩa cầu phúc, cầu thọ, cầu may mắn.
Chiếc ngai vàng của vua triều Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam vào năm 2015 và thường được đặt tại điện Thái Hòa nhằm phục vụ du khách du lịch đến chiêm ngưỡng, tham quan.