Thiếu niên 14 tuổi bị sốt xuất huyết nặng: Mạch và huyết áp "bằng 0", nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Tin y tế 08/11/2023 06:08

Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán sốc sốt xuất huyết độ 4 rất nặng, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, phù phổi cấp và suy hô hấp, mạch và huyết áp "bằng 0", tiên lượng nặng.

Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, ngày 7/11, bác sĩ Võ Hữu Đức - trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang - cho biết bệnh viện vừa cứu sống thiếu niên 14 tuổi bị sốc sốt xuất huyết rất nặng, tiên lượng xấu.

Theo bác sĩ Đức, bệnh nhân tên Trần Quốc H. (14 tuổi, ngụ huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) được chuyển viện từ Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây lên. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán sốc sốt xuất huyết độ 4 rất nặng, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, phù phổi cấp và suy hô hấp, mạch và huyết áp "bằng 0", tiên lượng nặng.

Sau đó, bệnh viện triệu tập 2 khoa hồi sức nhi và cấp cứu nhi khẩn trương cấp cứu. Sau 1 giờ cấp cứu, bệnh nhân mới có mạch trở lại và 24 giờ sau mới qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Đức đánh giá đây là một ca sốt xuất huyết rất nặng, tiên lượng xấu. Đối với ca nặng này phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên, nhưng tình trạng bệnh nhân lúc đó không kịp để chuyển đi, có thể tử vong trong quá trình di chuyển.

"Các bác sĩ kịp thời hội chẩn với Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) để kịp thời cấp cứu. Đây là trường hợp nặng nhất và cấp cứu thành công từ trước đến nay tại khoa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang", bác sĩ Đức nói.

Hiện tại, tình trạng của H. đã chuyển biến tích cực, không cần thở máy, ăn uống bình thường.

Thiếu niên 14 tuổi bị sốt xuất huyết nặng: Mạch và huyết áp 'bằng 0', nhập viện trong tình trạng nguy kịch - Ảnh 1
Bệnh nhân H - Ảnh: Tuổi Trẻ

Dẫn tin từ báo Công an Nhân dân, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, có 2 cơ chế trong sốt xuất huyết. Một là giảm tiểu cầu chảy máu. Nhưng cơ chế thứ 2 ít người biết và khó phát hiện đó chính là tình trạng thoát huyết tương ra khỏi lồng ngực dẫn đến hiện tượng cô đặc máu, tụt huyết áp đi vào sốc. Cơ chế thứ hai nguy hiểm và khó điều trị hơn rất nhiều. 

“Hai cơ chế này không đi đôi với nhau. Có một số trường hợp sốc nhưng chưa hạ tiểu cầu mà chỉ chăm chăm thấy tiểu cầu hạ và lo lắng chảy máu. Nhưng cơ thể thoát huyết tương gây sốc khó chữa, khó theo dõi và điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế nhiều người không thấy xuất huyết nhưng rất có thể lúc này cơ thể bị cô đặc máu. Trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng dung dịch cao phân tử hoặc truyền dịch chống sốc rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao”, PGS Cường cảnh báo.

Thiếu niên 14 tuổi bị sốt xuất huyết nặng: Mạch và huyết áp 'bằng 0', nhập viện trong tình trạng nguy kịch - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Chia sẻ thêm về nguy hiểm của sốc sốt xuất huyết, ThS.BS Bùi Nam Phong, Trưởng Khoa Điều trị tích cực và Chống độc, Bệnh viện 19/8 cho biết: Với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, sốc là biến chứng rất nguy hiểm, dù không có bệnh nền điều trị cũng rất khó khăn, phức tạp, nguy cơ tử vong cao, nhiều bệnh nhân đã không qua khỏi. Người bị sốt xuất huyết nặng thường từ ngày thứ 3 trở đi, có thể diễn biến nặng hoặc sốc rất nhanh, thậm chí nguy kịch do sốc, xuất huyết nhiều nơi, suy đa tạng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu điều trị tích cực, kịp thời, đúng phác đồ.

Theo các bác sĩ, các trường hợp vào viện nặng, tử vong do sốt xuất huyết thời gian qua chủ yếu rơi vào cơ chế sốc.

Sốt xuất huyết khiến cuộc sống của người dân Hà Nội xáo trộn: Vợ chở chồng tìm bệnh viện trong đêm

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng hơn 10 ca so với tuần trước đó).

TIN MỚI NHẤT