'Nước ngọt rẻ, uống mãi thành quen', nam thanh niên 22 tuổi 'rước' bệnh vào người, nổi vệt đen khắp nơi trên cơ thể

Tin y tế 29/09/2023 07:03

Khi vào cấp 3, nam thanh niên bắt đầu phát tướng. Sau đó, ở gáy và hai bên nách xuất hiện những vệt đen sẫm giống như người ở bẩn.

Theo thông tin từ VietNamNet, nam thanh niên 22 tuổi ở Đồng Nai, cao 1m6 và nặng 74kg. Dù đã cố gắng nhưng mỗi tối, nhưng người này vẫn lén gia đình uống nửa chai nước ngọt có ga.

“Khoảng lớp 6, tôi bắt đầu uống nước ngọt mỗi ngày ở cổng trường, chỉ 5 ngàn đồng một chai.  Ngày nào tôi cũng uống cho đến khi học xong cao đẳng, tính ra là 9-10 năm. Tôi không chơi thể thao, rất ngại giao tiếp và vận động. Có lẽ những điều này khiến tôi ì ạch và béo quá mức. Lúc nhỏ tôi không suy nghĩ nhiều, thấy ngon thì uống, thấy chơi điện thoại vui hơn thể thao”, nam thanh niên kể.

Trong suy nghĩ của gia đình nam thanh niên, nước ngọt không có hại như rượu bia, uống 1-2 chai cũng không vấn đề. Vì thế, mỗi cuối tuần tụ họp, người lớn lại mua về một thùng nước ngọt có ga. Đó là món khoái khẩu của nam thanh niên.

Khi vào cấp 3, nam thanh niên bắt đầu phát tướng. Sau đó, ở gáy và hai bên nách xuất hiện những vệt đen sẫm giống như người ở bẩn. Tắm rửa, kỳ cọ cỡ nào cũng không ra, người này bắt đầu mặc cảm không dám cởi trần khi ở nhà. Lúc này, gia đình mới yêu cầu em giảm bớt nước ngọt, tăng giao tiếp và vận động. Tuy nhiên, nam thanh niên từ chối thay đổi lối sống.

'Nước ngọt rẻ, uống mãi thành quen', nam thanh niên 22 tuổi 'rước' bệnh vào người, nổi vệt đen khắp nơi trên cơ thể  - Ảnh 1
Vết đen trên cơ thể của nam thanh niên - Ảnh: VietNamNet

“Đến khi sắp tốt nghiệp cao đẳng, tôi mới ngại vì hình dáng của mình. Tập luyện rất dài mới giảm được vài kg nhưng vẫn chưa dứt hẳn được nước ngọt. Buổi tối tôi vẫn uống một chút cho đỡ thèm. Tôi tìm hiểu mới biết các vết bẩn ở nách là dấu gai đen, cảnh báo tiểu đường. Gia đình tôi cũng có 2 người lớn bị bệnh này”, nam thanh niên lo lắng kể.

Dẫn tin từ Dân Trí, PGS.TS.BS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích trong một lon nước ngọt 330ml thường chứa khoảng 35g đường, tương đương cung cấp khoảng 140 calo năng lượng. Nhưng uống thêm 1 lon nước ngọt mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng thêm 60% sau 1,5 năm theo dõi.

Trong khi đó, mức khuyến nghị của WHO với đường tự do là dưới 25g/ngày và không quá 50g/ngày. 

'Nước ngọt rẻ, uống mãi thành quen', nam thanh niên 22 tuổi 'rước' bệnh vào người, nổi vệt đen khắp nơi trên cơ thể  - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Một trong những loại đường phổ biến được nhà sản xuất cho vào các loại đồ uống có đường là fructose. Đường fructose sẽ làm tăng quá trình sinh nhiệt, tăng triglyceride, kích thích tiêu thụ oxy nhiều hơn so với glucose, nhưng lại tạo ra các kích thích insulin nhỏ hơn rất nhiều so với glucose, làm cản trở quá trình chuyển hóa glucose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và tình trạng thừa cân béo phì. 

Hơn nữa, do đồ uống có đường là dạng lỏng nên được cơ thể dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách cơ thể phản ứng theo cơ chế điều khiển ngược của cơ thể với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Điều này có thể khiến một người tiếp tục ăn ngay cả khi đã uống đồ uống có đường với hàm lượng calo cao.

Do đó, nếu không giảm năng lượng ăn vào từ các nguồn thực phẩm khác thì lượng calo dư thừa từ đồ uống có đường này sẽ góp phần gây ra thừa cân và béo phì, bởi chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong các mô khác nhau. 

Kết quả là một người trưởng thành ăn uống bình thường nhưng lại uống thêm mỗi ngày một lon nước soda có đường (350ml cung cấp 150 kcal và 40-50g đường) có thể gây tăng 6,75kg trọng lượng cơ thể, nếu sử dụng liên tục trong vòng 1 năm. 

"Không những thế, sử dụng 1 lon nước ngọt hàng ngày cũng gia tăng các vấn đề liên quan tim mạch, xương răng, cơ xương khớp, chuyển hóa đái tháo đường lên 20- 30%. Người uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ bị gãy xương cao gấp gần 5 lần", PGS Mai cho biết.

Virus Nipah bùng phát, đã có trường hợp tử vong, TP.HCM giám sát chặt chẽ người từ vùng dịch trở về

Đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP HCM, cho biết duy trì giám sát 24/24 người nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng hải TP HCM) để phát hiện sớm các trường hợp sốt hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, từ đó có phương án xử trí kịp thời.

TIN MỚI NHẤT