Mỗi ngày vẫn có khoảng 2.000 ca bệnh, chưa thể coi COVID-19 như bệnh cúm mùa

Tin y tế 09/05/2023 11:45

Trước nguy cơ dịch COVID-19 vẫn ở ngưỡng cao, các chuyên gia Y tế khẳng định không thể chủ quan hay coi nhẹ dịch bệnh.

Theo GS.ST Phan Trọng Lân- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Hiện dịch bệnh có sự gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mỗi ngày Việt Nam ghi nhận khoảng 2.000 ca bệnh COVID-19, trong đó bao gồm có nhập viện, có tử vong, 1/10 trong số này có liên quan hậu COVID-19. Vì vậy, COVID-19 vẫn gây gánh nặng cho hệ thống y tế.

WHO luôn nhắc các nước không được chủ quan, cảnh giác với các biến thể mới xuất hiện.

Với Việt Nam, chúng ta đã đưa ra các đáp ứng phù hợp với tình hình dịch tễ trong bối cảnh từng thời kỳ. Các hoạt động phòng chống dịch tại nước ta có sự chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua, đặc biệt từ tháng 10/2022 chúng ta đã chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát có hiệu quả. Đặc biệt, nghị quyết 38 vào tháng 3/2022 có kế hoạch phòng chống dịch bệnh trong đó có dịch COVID-19.

Mỗi ngày vẫn có khoảng 2.000 ca bệnh, chưa thể coi COVID-19 như bệnh cúm mùa - Ảnh 1

WHO luôn nhắc các nước không được chủ quan, cảnh giác với các biến thể mới xuất hiện. Ảnh: Internet

Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch ứng phó bền vững với đại dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó có tính đến bối cảnh có biến thể mới nguy hiểm xuất hiện, dịch lan rộng…; Tăng cường giám sát lồng ghép COVID-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác. WHO đánh giá rủi ro nguy cơ về COVID-19 vẫn ở mức cao trên toàn cầu, dù số mắc và số ca tử vong giảm trên toàn cầu nhưng từng khu vực vẫn có sự gia tăng. Bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có biến đổi, thay đổi. Nếu như đầu tháng 4, WHO công bố có khoảng 400-500 biến thể phụ của Omicron nhưng đến đầu tháng 5, con số này đã là 900.

Đến nay, ngay cả trong cuộc họp của WHO ngày 5/5, câu hỏi bao giờ đại dịch kết thúc vẫn chưa rõ ràng. Vì thế đối với Việt Nam, chúng tôi sẽ cùng các chuyên gia cập nhật, tham mưu cho Bộ Y tế, cho Chính phủ đưa ra các biện pháp linh hoạt, phù hợp mới mức độ, diễn biến tình hình dịch, đảm bảo sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết.

Mỗi ngày vẫn có khoảng 2.000 ca bệnh, chưa thể coi COVID-19 như bệnh cúm mùa - Ảnh 2
Chưa thể coi COVID-19 như bệnh cúm mùa. Ảnh: Internet

Thông tin từ Báo Thanh Niên cũng cho hay, trước đó, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, chia sẻ: "Thực tế các ca mắc Covid-19 đang được ghi nhận cho thấy Covid-19 còn hiện hữu, dù WHO đã công bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp do Covid-19".

Theo TS Angela Pratt, hiện các ca nặng và tử vong do Covid-19 đã giảm; người dân có miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng do nhiều người đã mắc Covid-19. Nhưng chúng ta cần thay đổi công cụ ứng phó dịch Covid-19; cần hiểu rằng Covid-19 không là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, nhưng không có nghĩa Covid-19 ít nguy hiểm hơn hay đã hết đe dọa sức khoẻ cộng đồng.

Đặc biệt lưu ý, Covid-19 không thể như bệnh cúm mùa dù có một số hiện tượng tương đồng. Covid-19 có khác biệt lớn, không theo mùa; còn cúm mùa thường vào mùa đông. Covid-19 hiện vẫn là bệnh vô cùng mới vì chúng ta mới có 4 năm làm quen, còn cúm mùa đã có hàng chục năm nghiên cứu, làm quen. "Do đó, WHO công bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu nhưng không có nghĩa là chấm dứt đại dịch Covid-19", Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam chia sẻ.

Thay đổi chiến dịch tiêm phòng vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam

Việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 sẽ được thực hiện tại các buổi tiêm chủng mở rộng.

TIN MỚI NHẤT