Tìm hiểu tục lệ cúng người chết sau 100 ngày tại Việt Nam

Tâm linh - Tử vi 11/07/2018 09:16

Tại sao lại có tục lệ cúng người chết sau 100 ngày và ngày này cần chuẩn bị những gì cho đủ đầy và tươm tất nhất?

Thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa lưu truyền lâu đời tại Việt Nam, thể hiện lòng tôn kính đối với những người thân đã khuất, hướng về cội nguồn và lấy đó làm động lực để sống tốt. Người chết sau 100 ngày cũng được cúng bái cẩn thận để tưởng nhớ và tiễn biệt họ yên tâm lên đường rời xa cõi trần gian.

Lý giải tại sao ở Việt Nam lại có tục lệ cúng người chết sau 100 ngày và con cháu trong nhà cần chuẩn bị mâm cúng ra sao, hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.

Tìm hiểu tục lệ cúng người chết sau 100 ngày tại Việt Nam - Ảnh 1

Cúng người chết sau 100 ngày là phong tục quen thuộc của người Việt

Tại sao cúng người chết sau 100 ngày?

Người dân Việt quan niệm người khi chết đi cũng giống như khi còn sống, giữ những thói quen sinh hoạt và ăn uống theo lối cũ. Do đó, ngay cả khi đã mất, họ cũng thường về đúng bữa cơm để cùng ăn với gia đình của mình.

Chính bởi người Việt luôn coi trọng những bữa cơm đầm ấm, quây quần cùng gia đình mà đối với người chết, con cháu trong nhà vẫn tưởng nhớ đến người đã khuất, bày biện mâm cơm cúng để gọi họ về cùng dùng bữa cơm tụ họp.

Tương tự như tục lệ cúng 49 ngày, cúng người chết sau 100 ngày cũng mang ý nghĩa riêng. Theo quan niệm của người Trung Quốc thuở xưa, linh hồn của người đã khuất sau khi chết phải chịu thử thách vượt qua được 10 cánh cửa dưới địa ngục mới được xét xem có được đầu thai hay phải chịu tội. Mỗi cánh cửa này là một lần người đã khuất phải chịu phán xét những điều xấu, những tội lỗi gặp phải khi còn sống.

Tìm hiểu tục lệ cúng người chết sau 100 ngày tại Việt Nam - Ảnh 2

100 ngày đầu tiên sau khi mất, người chết phải vượt qua các cánh cửa địa ngục khó khăn, thử thách

Những mốc cửa cực kỳ quan trọng là cửa thứ 7, tương ứng với 7 tuần đầu tiên sau khi mất (tục cúng 49 ngày); cửa thứ 8 tương ứng với 100 ngày sau khi chết (tục cúng 100 ngày). Sau đó là các cửa thứ 9 (1 năm sau khi mất) và cửa cuối cùng thứ 10 (2 năm sau khi mất).

Mỗi cột mốc quan trọng ngày, người chết đều phải trải qua thử thách khó khăn. Do đó, tục lệ cúng 100 ngày sau khi chết mang ý nghĩa san sẻ khó khăn, người sống muốn giúp người đã chết vượt qua các cửa ải để được đầu thai sang kiếp sau.

Chuẩn bị mâm cúng người chết sau 100 ngày

Không cần quá cầu kỳ khi chuẩn bị mâm cúng người chết sau 100 ngày vì chỉ cần thành tâm dâng cúng là đã đủ làm người đã khuất yên lòng. Bữa cơm cúng người chết sau 100 ngày chuẩn bị giống như một bữa cơm gia đình thông thường và mời đầy đủ các thành viên trong gia đình tới quây quần cùng ăn uống.

Tìm hiểu tục lệ cúng người chết sau 100 ngày tại Việt Nam - Ảnh 3

Mâm cúng người chết sau 100 ngày chỉ cần đơn giản như bữa cơm gia đình

Nên nhớ trong vòng 100 ngày sau khi mất, con cháu trong nhà luôn nhớ mỗi ngày vào bữa cơm dâng lên ban thờ người đã khuất một bát cơm úp đầy kèm thêm một số món ăn gia đình thường ngày. Thắp hương để gọi người đã khuất về ăn rồi cắm đôi đũa vào giữa bát cơm, khấn cúng cẩn thận rồi rót một chén nước đầy là đã xong.

Đối với lễ cúng 100 ngày, sửa soạn mâm cỗ cúng như bữa cơm gia đình, nếu cẩn thận thịnh soạn hơn thì nên chuẩn bị những món ăn như một bữa cỗ đủ đầy để mời người thân đến cùng tụ họp tưởng nhớ người đã khuất. Hương hoa, rượu, hoa quả cũng là những lễ vật không thể thiếu.

Cách cúng và đọc văn khấn giải xui trừ hạn, xua tan mọi điều tiêu cực

Nắm được quy trình chuẩn bị mâm cúng và đọc bài văn khấn giải xui, trừ hạn dưới đây, không còn lo vận đen đeo bám nữa.

TIN MỚI NHẤT