Theo quan niệm của người Việt, Rằm tháng Giêng là một trong những ngày vô cùng quan trọng. Trong ngày này, có một số điều kiêng kỵ mà mọi người cần phải hết sức lưu ý.
- Chuyên gia phong thủy tiết lộ giờ tốt và cách cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng để cả năm sung túc
- Chuyên gia phong thủy tiết lộ loài hoa và cách cắm tốt nhất để chưng bàn thờ ngày Tết
Những điều kiêng kỵ Rằm tháng giêng
Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên tiêu, là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Để có một năm thuận lợi, tránh vận rủi cho gia đình và bản thân, gia chủ cần lưu ý một số điều dưới đây.
Không làm vỡ, hỏng đồ vật
Theo quan niệm dân gian, việc làm vỡ, hỏng đồ đạc trong ngày Rằm tháng Giêng đồng nghĩa với việc năm mới gia đình bị hao tài tốn của. Nếu không may làm vỡ chén, đĩa hay gương, tuyệt đối không được đem vứt đi mà nên mang đi chôn ở xa nhà để tránh gây ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.
Không để thùng gạo rỗng
Theo phong thủy, hũ gạo là vật tượng trưng cho tài lộc của gia đình do đó không được để rỗng. Tốt nhất, bạn nên dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) và đổ đầy khi vơi còn một nửa. Ngoài gia tăng vượng khí, điều này còn giúp xua đuổi những điều xấu ra khỏi ngôi nhà bạn đang ở.
Bên cạnh đó, hũ gạo trong nhà phải được để ở nơi sạch sẽ, cao ráo để tránh bụi bẩn, ẩm mốc. Ngoài ra, gia chủ có thể đặt ở đáy thùng gạo một bao lì xì đỏ để bảo vệ tài lộc của gia đình.
Người Việt còn quan niệm rằng hũ gạo là nơi cất giữ tài lộc, của cải trong gia đình nên cần được cất giữ ở những nơi kín đáo nhất trong nhà, không được để người lạ dễ dàng nhìn thấy kẻo dễ hao tài tốn của. Chính vì vậy, người ta thường đặt hũ gạo ở một góc khuất trong bếp.
Kiêng để quần áo bị rách
Không chỉ ngày đầu năm mới, vào Rằm tháng Giêng người xưa cũng kiêng kỵ việc để quần áo bị rách. Họ cho rằng việc để quần áo rách vào những ngày này sẽ khiến vận rủi đeo bám, cả năm hao tài tốn của, gặp nhiều điều không may mắn.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.