Phải làm gì khi bị đau khớp háng bên phải?

Sức khỏe 16/12/2019 11:08

Đau khớp háng bên phải khiến người bệnh đi lại khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày. Vậy đau khớp háng có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết ra sao và điều trị như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

1. Đau khớp háng bên phải là bệnh gì?

Đau khớp háng bên phải là triệu chứng đã phát ra bên ngoài của một loạt bệnh xương khớp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, hiện tượng đau nhức khớp háng bên phải, đau cơ háng do rất nhiều yếu tố. Nếu bạn bị đau khớp háng, có thể bạn đang mắc phải một trong số các bệnh sau đây:

phai lam gi khi bi dau khop hang ben phai 1
Đau khớp háng bên phải là bệnh gì? - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh thoái hóa khớp háng

Là hệ quả của quá trình lão hóa sụn và xương dưới sụn. Khi đó các đầu xương không được sụn bảo vệ, trong quá trình vận động hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau đớn. Ban đầu có thể là đau háng bên trái hoặc đau khớp háng bên phải và sau đó là đau háng cả hai bên. Cơn đau dần lan xuống khớp đùi và phần thắt lưng hông.

Bệnh viêm khớp háng

Khi không có bất kỳ yếu tố ngoại lực nào tác động vào khớp háng mà bạn vẫn thấy đau, cơn đau kéo dài âm ỉ, dữ dội thì rất có thể bạn đang bị viêm khớp háng. Nên chữa trị sớm để phòng tránh hoại tử khớp háng.

Viêm gân, viêm bao hoạt dịch

Gân và bao hoạt dịch không thể thiếu trong thành phần cấu tạo của khớp háng. Khi gân và dây chằng bị viêm sẽ gây nên các cơn đau nhức, khó chịu ở khớp háng.

Thoát vị bẹn

Bệnh nhân sẽ thấy vùng háng bị phình to, nguyên nhân là do một phần màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị, gây đau khớp háng, đau vùng bẹn.

Lao khớp háng

Sẽ phá hủy nhanh các ổ khớp và đầu xương gây tổn thương và cảm giác đau đớn tột cùng ở khớp háng. Bạn có thể bị đau nhức khớp háng bên phải hoặc đau ở háng trái khi bị lao khớp.

Đau dây chằng háng

Phổ biến nhất là do chấn thương hoặc vận động gây viêm dây chằng khớp háng, dẫn tới triệu chứng đau dây chằng ở háng. Viêm dây chằng háng cần được điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến người bệnh đau đớn.

phai lam gi khi bi dau khop hang ben phai 2
Đau nhức khớp háng bên phải có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lý viêm khớp háng ở trẻ em

Thường gặp ở độ tuổi từ 3 đến 13 tuổi. Là tình trạng khớp háng của trẻ bị các phản ứng viêm tấn công, khiến cho khớp dần suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, sẽ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp háng bên phải.

  • Chấn thương: Các chấn thương trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao hay tai nạn xe, ngã cầu thang… có thể làm trật khớp, gây đau khớp háng. Hoặc nếu không được chữa dứt điểm, khi trái gió trở trời có thể gây đau nhức.
  • Tuổi tác: Những cơn đau nhức khớp háng bên phải rất dễ gặp ở người ngoài 50 tuổi. Do tuổi tác tăng cao, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, sụn khớp không còn chắc khỏe và không bảo vệ được xương dưới sụn, hình thành cơn đau khớp háng bên phải hoặc đau khớp háng bên trái, tùy thuộc vào phần khớp nào bị thoái hóa trước.
  • Lối sống và làm việc không khoa học: Thường xuyên phải bê vác vật nặng, di chuyển nhiều, đạp xe liên tục… khiến khớp háng dễ bị thoái hóa, viêm nhiễm, sưng đau. Lạm dụng rượu bia, thuốc lá gây tắc mao mạch chỏm đùi, thiếu máu tại vùng đùi, háng, dẫn đến đau khớp háng.
  • Di truyền: Nguyên nhân gây viêm đau khớp háng này khá hiếm gặp nhưng ở một số người, họ có thể có khiếm khuyết sụn khớp háng di truyền. Đến khi trưởng thành, tình trạng này mới diễn ra một cách rõ rệt nhất.
  • Giới tính: Theo các thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị đau khớp háng bên phải thường cao hơn so với nam giới từ 1,5 – 2 lần, liên quan trực tiếp tới vấn đề mang thai và sinh đẻ. Nhómbà bầu bị đau khớp háng bên phải khá phổ biến. Đặc biệt, tình trạng đau khớp háng bên phải khi mang thai tháng cuối và đau khớp háng sau sinh gần như phụ nữ nào cũng mắc phải. Có bầu bị đau háng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa trước khi đưa ra bất kỳ quyết định điều trị nào. Nếu bà bầu đau háng tự ý điều trị có thể đe dọa trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.
  • Ngoài ra, thừa cân béo phì cũng gây áp lực lên cột sống và khớp háng, khiến khớp này bị tổn thương và đau nhức âm ỉ.

Khớp háng là khớp vững chắc và có sự liên kết với nhiều bộ phận khác như: chân, lưng và vai… nên đóng vai trò điều khiển các chi dưới hay truyền lực lên phần thân trên, giúp vai và lưng chống đỡ những vật nặng trong quá trình sinh hoạt và lao động. Khi có hiện tượng đau, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để sớm xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

2. Dấu hiệu nhận biết đau khớp háng bên phải

Các cơn đau khớp háng sẽ xuất hiện từ từ và tăng dần. Có thể chia diễn biến của đau khớp háng thành 2 giai đoạn sau:

phai lam gi khi bi dau khop hang ben phai 3
Các giai đoạn đau khớp háng bên phải - Ảnh minh họa: Internet

2.1. Giai đoạn khởi phát 

Những cơn đau sẽ xuất hiện thoáng qua rồi nhanh chóng biến mất. Bạn sẽ chỉ cảm thấy đau khi làm việc quá sức, ví dụ như đi bộ trên một quãng đường dài hoặc khi phải leo cầu thang nhiều lần. Thông thường sẽ là những biểu hiện đau ở vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi. Đau tăng lên khi cử động hoặc đứng lâu. Người bệnh đi lại khó khăn, chân bước khập khiễng, có cảm giác tê mỏi, khó co duỗi.

2.2. Giai đoạn nặng

Các gai xương bám nhiều quanh khớp, ngay cả khi không vận động vẫn thấy đau đớn. Người bệnh không thể xoay người, gập người và thường xuyên bị cứng khớp háng. Các động tác như: cắt móng chân, đi tất, đi giày mặc quần áo, ngồi xuống ghế, đứng dậy hoặc lên xuống cầu thang thực hiện rất khó khăn. Theo thời gian, không thể duỗi thẳng gối, các cơ vận động quanh khớp háng bị teo nhỏ, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị liệt hoàn toàn.

Khớp háng cũng có thể gây ra cơn đau cùng lúc tại những vị trí khác trong cơ thể như: đầu gối, chân, lưng hoặc vai… làm giảm chức năng vận động, đồng thời có thể dẫn đến biến chứng thay khớp háng. Do đó, ngay khi phát hiện cơn đau vùng xương mu khớp háng, đau vùng háng bên phải, đau khớp háng trái, khung chậu hoặc vùng bẹn; bên cạnh việc thăm khám chuyên khoa, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm có cơ chế giảm đau an toàn từ căn nguyên, phục hồi các tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa. 

3. Bệnh viêm khớp háng và cách điều trị 

Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp công tác điều trị bệnh và triệu chứng đau nhức khớp háng bên phải đạt hiệu quả cao. Các phương pháp được chia thành 2 nhóm: điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

phai lam gi khi bi dau khop hang ben phai 4
Điều trị đau khớp háng - Ảnh minh họa: Internet

3.1. Điều trị không phẫu thuật

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đầu tiên, cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể làm tổn thương khớp háng. Tránh leo cầu thang, không đi bộ quãng đường quá dài hoặc chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như: tennis, cầu lông…

  • Giảm cân

Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp hạn chế tác động lên khớp háng, giảm đau và mức độ tiến triển của bệnh. Giúp khớp vận động linh hoạt, tránh cứng khớp.

  • Thuốc tây

Một số thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Những thuốc này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…

  • Thuốc nam

Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã ứng dụng bài thuốc chữa đau khớp háng. Các bài thuốc như nước gừng, đắp ngải cứu, lá lốt… đều lành tính. Áp dụng khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau giảm dần, vận động dễ dàng hơn.

phai lam gi khi bi dau khop hang ben phai 5
Cần có tư vấn của bác sĩ để cải thiện tình trạng đau khớp háng - Ảnh minh họa: Internet

3.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường bệnh tại khớp háng chuyển nặng, việc dùng thuốc không còn tác dụng, các cơn đau diễn tiến mạnh mẽ và dai dẳng hơn, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng để tái cấu trúc khớp. Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được khám khớp háng kỹ càng.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần là phương pháp phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh… Vậy phẫu thuật thay khớp háng ở đâu tốt? Đây là phẫu thuật đòi hỏi độ chính xác cao, tốt nhất nên tới các bệnh viện tuyến Trung ương, có chuyên khoa về Cơ xương khớp như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai… để thực hiện.

*Các bài tập cho khớp háng thêm khỏe mạnh 

Tập luyện sẽ giúp khớp háng trở nên linh hoạt, dẻo dai, giảm đau và hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý xương khớp. Người đau khớp háng bên phải nên thực hiện bài tập kéo gối, nâng cao chân, tư thế đứa trẻ, tư thế con ếch… để khớp háng trở nên linh hoạt, dẻo dai, giảm đau và hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý xương khớp.

>>> Xem thêm:

- Phải làm gì khi bị đau khớp háng bên trái?

phai lam gi khi bi dau khop hang ben phai 6
Vận động thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ bị đau cơ khớp háng - Ảnh minh họa: Internet

Các bài tập yoga cũng giúp mở khớp háng hiệu quả, xương hoạt động linh hoạt. Ngoài ra, người bệnh bị đau khớp háng bên phải có thể áp dụng thêm một số phương pháp như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, laser để hỗ trợ đẩy lùi đau nhức, thông kinh hoạt lạc.

Chuyện gì xảy ra nếu bạn đau khớp ngón tay giữa?

Đau khớp ngón tay giữa không phải là hiện tượng hiếm gặp và đau khớp ngón tay giữa là biểu hiện của bệnh gì? Rất nhiều người gặp phải tình trạng này cảm thấy rất băn khoăn và lo lắng cho sức khỏe của mình. Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này và biết cách phòng chống bệnh tốt hơn.

TIN MỚI NHẤT