Chuyện gì xảy ra nếu bạn đau khớp ngón tay giữa?

Sức khỏe 15/12/2019 13:36

Đau khớp ngón tay giữa không phải là hiện tượng hiếm gặp và đau khớp ngón tay giữa là biểu hiện của bệnh gì? Rất nhiều người gặp phải tình trạng này cảm thấy rất băn khoăn và lo lắng cho sức khỏe của mình. Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này và biết cách phòng chống bệnh tốt hơn.

1. Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay giữa

Đau khớp ngón tay giữa thường xảy ra ở mọi giới tính và độ tuổi, nhưng chủ yếu là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao bị sưng khớp ngón tay giữa là những người làm công việc văn phòng, thường xuyên phải làm những công việc sử dụng cổ tay, bàn tay nhiều như đánh máy vi tính, sử dụng máy tính thường xuyên, những người lái xe,…

chuyen gi xay ra neu ban dau khop ngon tay giua 1
Tại sao đau khớp ngón tay giữa? - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đau đốt ngón tay giữa, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

1.1. Do căn bệnh viêm khớp ngón tay giữa

Như đã biết, vùng sụn đóng vai trò tạo ra chất bôi trơn bao bạo lấy các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm áp lực vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau khớp ở ngón tay giữa, sưng và mất khả năng cử động khớp.

Những đối tượng mắc phải căn bệnh viêm xương khớp thì thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức khớp ngón tay giữa, từ đó bị hạn chế khá nhiều vận động trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí, bệnh không những ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp mà còn ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng khác của người bệnh.

Như vậy, có thể thấy đây được xem là một trong những nguyên nhân khá phổ biến và nguy hiểm gây ra tình trạng đau khớp ngón tay giữa. Khi bị đau nhức khớp ngón tay giữa, người bệnh sẽ luôn mệt mỏi vì cảm giác đau đớn, sưng nóng đỏ các ngón tay, khó khăn trong vận động, nhất là khó có thể linh hoạt thực hiện các động tác đơn giản như cầm, nắm,.

1.2. Đau khớp ở ngón tay giữa do thoái hóa xương khớp

Đến một độ tuổi nhất định, những cơ quan trong cơ thể dần trở nên suy yếu. Xương khớp cũng sẽ như vậy nếu không được bảo vệ và chăm sóc tỉ mỉ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp, mất chức năng vận động, giảm khả năng lao động và giảm chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một nguyên nhân gây đau khớp ở ngón tay giữa.

chuyen gi xay ra neu ban dau khop ngon tay giua 2
Thoái hóa xương khớp dẫn đến đau nhức khớp ngón tay giữa - Ảnh minh họa: Internet

1.3. Do chấn thương xương bàn tay

Di chứng của tai nạn giao thông, tai nạn lao động, gãy xương,… là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay giữa, sưng khớp ngón tay giữa. Khi các yếu tố cấu thành xương khớp bị tổn thương dễ gây ra viêm khiến các khớp ngón tay bị đau nhức, sưng đỏ. Và khi thời tiết thay đổi và vào những ngày mùa đông rét lạnh, xương khớp bị nhiễm lạnh và các cơn đau khớp lại tái phát làm người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu.

1.4. Đau khớp ở ngón tay giữa do bệnh lý ngón tay bật

Ngón tay bật là tình trạng bao gân gập ở các ngón tay bị viêm nhiễm, chủ yếu xảy ra ở ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Thông thường hiện tượng ngón tay bật sẽ càng nặng hơn khi người bệnh gặp một chấn thương nào đó ở tay, sau một thời gian càng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn nhiều.

Những đối tượng có hội chứng này thường xuyên bị co cứng khớp ngón tay, thực hiện các động tác gập ngón, duỗi ngón vô cùng khó khăn. Sau một thời gian, bệnh sẽ ngày càng trở nặng khiến khớp ngón tay bị sưng lên, đau nhức nhiều và dai dẳng hơn càng khiến người bệnh khó thực hiện các động tác cầm, nắm trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí có nhiều lúc người bệnh cảm giác rõ ràng khớp ngón tay bị kẹt cứng do hiện tượng sưng nề xảy ra, có lúc ngón tay bật như cò súng, đây là lúc gân ngón tay chui vào phía dưới dây chằng ngón tay.

1.5. Do bệnh lý ở cổ tay

Hội chứng ở cổ tay thường gặp nhất là hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain,… Chúng khiến cho phần dây chằng của người bệnh bị sưng viêm cơ, co cứng và từ đó chèn ép, gây áp lực

1.6. Do đặc thù công việc

Những công việc phải sử dụng tay quá nhiều như đánh máy, thợ may, lao động chân tay, thợ hớt tóc, vận động viên cầu lông, tennis,… và phải làm việc liên tục, các khớp xương ngón tay, bàn tay không được nghỉ ngơi cũng gây ra tình trạng đau khớp ngón tay giữa.

2. Triệu chứng của đau khớp ngón tay giữa

Bệnh đau khớp ở ngón tay giữa gây ra các cơn đau, sưng khớp ngón tay. Đau khớp ngón tay giữa, đau đầu ngón tay giữa không quá nguy hiểm nhưng nó lại làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Khả năng làm việc và cử động bàn tay của họ cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay tại Việt Nam chiếm khoảng 14%, xếp vị trí thứ tư trong các bệnh lý thoái hóa phổ biến. Vậy đâu là những biểu hiện chính của đau khớp ngón tay giữa?

chuyen gi xay ra neu ban dau khop ngon tay giua 3
Những dấu hiệu thường thấy - Ảnh minh họa: Internet
  • Xuất hiện những cơn đau khớp ở ngón tay giữa

Trước hết, những cơn đau nhức nhẹ là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Cơn đau này chỉ xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất rất nhanh chóng. Tuy nhiên, cơn đau thường sẽ tái phát sau một tuần. Khác với cơn đau nhẹ nhàng lúc ban đầu, cơn đau tiếp theo sẽ khiến người bệnh phải chịu sự đau buốt, bỏng rát tại các khớp ngón tay.

  • Sưng khớp ngón tay giữa

Sau một thời gian, nếu bệnh trở nên nặng hơn thì các cơn đau khớp sẽ kéo theo cả hiện tượng ngón tay bị sưng đỏ và đau buốt dữ dội khớp ngón tay giữa. Những cơn đau khớp ngón tay giữa thường mất đi khi người bệnh tiến hành nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng tại các khớp.

  • Khó cầm nắm, cử động

Khi bị thoái hóa khớp ngón tay thì những cơn đau khiến bệnh nhân hoặc động cầm nắm rất khó khăn, vì khi bị thoái hóa lớp sụn khớp bọc hai đầu xương dần bị bào mòn, lâu dần mọc gai xương ở xung quanh bờ xương sẽ kéo theo nhiều vấn đề.

  • Phát ra tiếng kêu

Do phần sụn khớp bị thoái hóa nên lớp đệm bao bọc các xương bị mất dần. Điều này khiến mỗi lần người bệnh hoạt động, tại các khớp sẽ phát ra tiếng động

3. Cách chữa đau khớp ngón tay giữa

3.1. Điều trị đau khớp ở ngón tay giữa bằng Tây y

Khi bị đau khớp ngón tay giữa, nhiều người thường đến ngay các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám và lấy thuốc uống. Thuốc thường được uống theo sự kê đơn của bác sĩ. Những người bị đau khớp ngón tay giữa thường được chỉ định sử dụng thuốc tiêu sưng, giảm đau, các loại thuốc tiêu viêm giảm đau không steroid.

chuyen gi xay ra neu ban dau khop ngon tay giua 4
Đau khớp ở ngón tay giữa phải làm sao? - Ảnh minh họa: Internet

Người bệnh sử dụng thuốc phải kết hợp đồng thời với việc tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu các cơn đau diễn ra lâu, người bệnh sẽ được đeo nẹp để cố định phần xương khớp bị tổn thương.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp vật lý trị liệu vô cùng hiệu quả kết hợp với phương tiện kỹ thuật vô cùng hiện đại. Đây là phương pháp có tác dụng cải thiện chức năng của khớp, giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Người bệnh được cho thực hiện các bài tập cải thiện tầm vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp để tăng cường khả năng chịu lực. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân khó vận động thì có thể mang nẹp hoặc niềng. Ta cũng có thể tiến hành châm cứu để lưu thông khí huyết, tránh tình trạng đau tê các khớp ngón tay.

Phương pháp phổ biến nhất là chữa trị đau khớp ngón tay, bàn tay bằng các loại thuốc Tây y. Ưu điểm lớn nhất của cách này là nhanh chóng giảm đau, giảm thiểu các triệu chứng khác của bệnh, từ đó làm chậm tiến trình bệnh biến chuyển nặng hơn. Nhưng bên cạnh đó nó còn một nhược điểm lớn là dễ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể người bệnh nếu lạm dụng quá, điển hình là gây ra viêm đau dạ dày, suy thận, tăng men gan.

3.2. Điều trị đau khớp ngón tay giữa bằng Đông y

Nhiều người lại chọn phương pháp điều trị bằng Đông y vì sự an toàn của nó. Bệnh nhân có thể điều trị theo Đông y bằng nhiều bài thuốc dân gian kết hợp với vật lý trị liệu như xoa bóp, chườm nóng lạnh, ngâm tay nước ấm, châm cứu. Đông y mang đến hiệu quả khi hướng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời không gây tác dụng phụ, nhưng hiệu quả đến bệnh rất chậm

3.3. Điều trị đau đốt ngón tay giữa bằng dân gian

Bài thuốc dân gian có hiệu quả thường được lưu truyền là bài thuốc ngâm tay. Theo đó người bệnh chỉ cần ngâm tay vào nước ấm cho thêm giấm hoặc pha các loại thảo dược như nước gừng, nước lá lốt, nước ngải cứu để các mạch máu và các dây thần kinh cơ xương khớp được giãn nở, giúp lưu thông mạch máu và cải thiện cơn đau.

chuyen gi xay ra neu ban dau khop ngon tay giua 5
Cách chữa đau khớp ngón tay giữa - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng phải lên một thực đơn hằng ngày đầy đủ dưỡng chất, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, chất đạm, bổ sung omega 3, canxi, vitamin B, vitamin D và các chất cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp; hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá để tránh làm thất thoát xương, loãng xương…

Hạn chế khuân vác nặng, làm việc quá sức. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ,… để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nâng cao sức khỏe cho xương khớp. Làm theo những hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tạm biệt các cơn đau khớp ngón tay giữa và có một cuộc sống khỏe mạnh, vui tươi hơn.

 >>> Xem thêm:

- Đau khớp ngón tay trỏ: Bệnh nhỏ trở ngại lớn

- Đau khớp ngón tay cái có phải bị viêm khớp ngón tay?

4. Phòng ngừa đau khớp ngón tay

– Với những người làm công việc dùng ngón tay giữa thường xuyên như dùng máy vi tính, lái xe, làm nội trợ, công nhân may… thì cần tạo thói quen nghỉ ngơi để bàn tay, ngón tay được thư giãn, không chịu quá nhiều áp lực gây tổn thương đến khớp xương.

– Ăn uống điều độ và sinh hoạt lành mạnh, không nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, chất đạm, bổ sung omega 3, canxi, vitamin B, vitamin D và các chất cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp; hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá để tránh làm thất thoát xương, loãng xương…Khởi động tay kỹ trước khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá (thủ môn)… để làm nóng khớp tay, tăng sự linh hoạt cho các ngón tay.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đi bộ… để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nâng cao sức khỏe cho xương khớp.

Hy vọng qua những thông tin về đau khớp ngón tay giữa trên đây, bạn đọc biết thêm được kiến thức sức khỏe hữu ích. hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến và bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé!

Đau khớp vai phải là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau khớp vai phải có thể gặp ở mọi lứa tuổi, làm giảm biên độ vận động hoặc không thể vận động. Hiện tượng này có diễn biến phức tạp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không có phương pháp can thiệp phù hợp.

TIN MỚI NHẤT