Những tác dụng của măng tre giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày

Sức khỏe 19/11/2019 10:12

Những tác dụng của măng tre ít người biết đến bao gồm giảm cân, cải thiện tiêu hóa, kiểm soát huyết áp và đái tháo đường

Với nhiều tác dụng của măng tre tốt cho sức khỏe, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, măng tre từ lâu đã là một thành phần yêu thích trong nhiều món ăn châu Á.

  1. Măng là gì?

Tre là một trong những cây phát triển nhanh nhất trên thế giới, là loại cỏ thân gỗ lớn có tên khoa học là Bambuseae và thuộc họ Poaceae. Măng là những chồi non thân cây tre mới mọc từ mặt đất không quá hai tuần, được thu hoạch làm thực phẩm và dược liệu trong các nền văn hóa khác nhau. 

Tu lau mang tre da la mot thuc pham quen thuoc trong thuc don nhieu gia dinh
Từ lâu măng tre đã là một thực phẩm quen thuộc trong thực đơn nhiều gia đình

Một số quốc gia coi ăn măng là một món ngon truyền thống và giống như bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào khác, nó có lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ. Một trong những tác dụng nổi bật của măng tre tươi là chúng chứa chất béo, cholesterol thấp, nhiều chất xơ và carbohydrate bổ sung cho cơ thể.

Ngày nay với sự thay đổi của khí hậu và gia tăng mối quan tâm về thực phẩm lành mạnh và chăm sóc sức khỏe, măng có thể được coi là một trong những thực phẩm sạch, ngon khuyến khích có mặt trong thực đơn hàng ngày.

  1. Ăn măng tre có tốt không? Thành phần dinh dưỡng chính có trong măng

Không chỉ là món ăn giòn ngon miệng, tác dụng của măng tre tươi rất tốt cho sức khỏe bởi thành phần dinh dưỡng dồi dào trong nó.

2.1. Măng giàu chất xơ

Chất xơ là rất cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Măng có hàm lượng chất xơ cao khoảng 1,5g trên 100g măng, có thể thay đổi tùy thuộc vào loại tre.

2.2. Protein thực vật

Trung bình, măng tre có chứa gần 2,1g protein thực vật trên 100g măng. Chúng ta đều biết Protein rất cần thiết cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của cơ thể. Protein thực vật rất quan trọng cho xương chắc khỏe và cũng là một trong những lựa chọn thay thế tốt nhất cho người ăn chay.

2.3. Hàm lượng carbohydrate

An mang tre co tot khong Rat tot voi nhung ai mac benh tieu duong va tao bon
Ăn măng tre có tốt không? Rất tốt với những ai mắc bệnh tiểu đường và táo bón

Tùy thuộc vào loài tre, hàm lượng carbohydrate thay đổi trong khoảng từ 3 đến 5g trên 100gram chồi. Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, giúp bảo vệ chống lại nhiều bệnh có hại liên quan đến bệnh tiểu đường và sức khỏe tiêu hóa.

2.4. Vitamin

Măng là nguồn cung cấp kali, Vitamin C, Vitamine E, Vitamine B6, Thiamine, riboflavin và Niacin rất tốt trong các loại thực vật.

2.5. Giàu khoáng chất

Không chỉ rất giàu vitamin, măng được củng cố rất nhiều với khoảng 10 loại khoáng chất khác nhau như Cr, Zn, Mn, Mg, Ni, Co, Cu.

2.6. Ít béo

Măng có hàm lượng chất béo thấp và có các axit béo thiết yếu. Do đó, tiêu thụ măng là tốt cho việc giảm trọng lượng cơ thể và cholesterol trong máu.

2.7. Hàm lượng sắt cao

Măng có hàm lượng sắt cao, do đó, những người có hàm lượng huyết sắc tố thấp, như trẻ em và phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh có thể ăn măng để duy trì mức Hb thích hợp trong cơ thể.

2.8. Selen cao

Selenium được gọi là yếu tố cuộc sống kỳ diệu. Măng chứa selenium rất hữu ích cho tim, hoạt động như một chất chống oxy hóa và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.

  1. Ăn măng tre có tác dụng gì? Công dụng của măng tre với sức khỏe

3.1. Kiểm soát huyết áp

Ăn măng giúp kiểm soát huyết áp của cơ thể. Măng như đã giới thiệu ở trên có chứa một lượng lớn chất xơ. Chất xơ giúp hấp thụ cholesterol xấu không mong muốn (LDL và VLDL) từ cơ thể.

3.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Tác dụng của măng tre trong kiểm soát bệnh tiểu đường được ghi nhận là rất hiệu quả. Măng có chất xơ cao và hàm lượng chất béo thấp rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Những chất xơ trong chế độ ăn uống giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp hấp thụ insulin từ cơ thể do đó kiểm soát mức độ bệnh tiểu đường.

3.3. Dạ dày khỏe mạnh

Chất xơ trong măng giúp giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện nhu động ruột thích tiêu hóa và đảm bảo dạ dày hoạt động tốt nhất.

3.4. Giảm béo phì, giảm cân

Mang tre co tac dung gi Giup giam can lanh manh va no lau
Măng tre có tác dụng gì? Giúp giảm cân lành mạnh và no lâu

Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm béo vì nó ít chất béo và hạn chế hấp thụ cholesterol không mong muốn từ cơ thể. Ngoài ra, măng có chứa chất béo thấp làm tăng thêm trọng lượng.

3.5. Chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư

Măng rất giàu flavonoid, tannin và các khoáng chất khác như selen. Do đó, ăn chồi non giúp kiểm tra các gốc tự do của cơ thể và giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chống ung thư.

3.6. Duy trì mức độ huyết sắc tố

Măng rất giàu chất sắt, giúp phục hồi mức độ huyết sắc tố trong máu, do đó rất có lợi cho người thiếu máu, trẻ em đang lớn và phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh.

3.7. Sức khỏe tinh thần

Măng giàu selenium, không chỉ giúp duy trì sức khỏe thể chất mà còn giúp duy trì sức khỏe tinh thần và hỗ trợ tuyến giáp hoạt động tốt. Vì vậy, măng tươi rất tốt cho một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.

  1. Tìm hiểu tác dụng của măng tây với trẻ

Tac dung cua mang tay voi tre giup phong ngua suy dinh duong tao bon tang de khang
Tác dụng của măng tây với trẻ giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng, táo bón, tăng đề kháng

Không chỉ giàu dinh dưỡng đặc biệt cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, tác dụng của măng tây với trẻ nhỏ còn thể hiện rõ ở khả năng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón; tăng sức đề kháng cho trẻ với lượng vitamin C dồi dào, và giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt do có hàm lượng vitamin A, D phong phú.

Bố mẹ cần lựa chọn măng tây sạch, tươi, kết hợp chế biến ra những món ăn ngon, hương vị hấp dẫn, giữ nguyên dinh dưỡng cho trẻ.

  1. Tìm hiểu măng tre có độc không? 

Măng non và tươi khi gọt vỏ có vị đắng với mùi nồng. Vị đắng này là do một hợp chất taxiphyllin glycoside cyanogen do các mô bị tổn thương của tre tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp taxiphyllin. Hợp chất này là độc hại trong tự nhiên, do đó không phải tất cả các loài tre đều ăn được. Việc xử lý thích hợp như ngâm, luộc, cắt và đóng hộp nên được thực hiện để giảm hàm lượng xyanua trong măng.

Bí quyết loại bỏ độc khi dùng măng tươi

Mang tre co doc khong Co doc nen phai luoc mang it nhat 20 phut khu doc
Măng tre có độc không? Có độc nên phải luộc măng ít nhất 20 phút khử độc

Khoảng 70% hydro xyanua được loại bỏ khi chồi được đun sôi ở nhiệt độ 98 độ C trong ít nhất 20 phút. Một số cách khử độc măng các bạn có thể tham khảo.

Cách 1: Măng tươi bóc vỏ, luộc 3-4 lần cho đến khi măng mềm hết chất đắng rồi ngâm trong nước gạo 2-3 ngày. Thay nước gạo 2 lần/ngày để đảm bảo không hỏng măng.

Cách 2: Măng tươi bóc vỏ, rửa sạch, luộc cùng với lá ngót lần đầu, khi sôi chắt nước, bỏ lá ngót, cho thêm nước lạnh vào, lặp lại 2-3 lần như thế là có thể dùng măng chế biến món ăn.

Cách 3: Với măng độc, măng đắng nên ngâm trong nước vôi trong 1-2 ngày, sau đó luộc 2-3 lần đến khi nước luộc trong, măng mềm mới có thể chế biến và sử dụng.

Lưu ý: Khi luộc măng phải mở vung để hơi độc thoát được và bay hơi đi.

  1. Ăn măng có tốt cho bà bầu không? Bà bầu có nên ăn măng

Nếu mẹ bầu đang băn khoăn bà bầu kiêng ăn gì thì măng chính là tên đứng đầu trong danh sách cần phải tránh.

An mang co tot cho ba bau Mang co loi hay hai cho ba bau
Ăn măng có tốt cho bà bầu không? Măng có lợi hay hại cho bà bầu?

Ăn măng khi mang bầu liệu có nên? Câu trả lời là Không ăn măng khi mang thai bởi trong măng có chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng và tình trạng tiêu hóa của bà bầu. Ngoài ra dù giá trị dinh dưỡng cao nhưng trong măng tươi có độc, nếu không được khử độc cẩn thận, ăn vào sẽ gây ngộ độc, thậm chí là tử vong ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Không ít ghi nhận trường hợp mẹ bầu bị ngộ độc khi ăn măng, dù chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh ăn măng gây nhiễm độc thai nhi nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu không nên ăn măng.

>>> Xem thêm:

- Cách nấu ếch xào măng ngon mê ly mà không tanh

- Độc đáo cách làm măng chua bằng nước vo gạo

  1. Hướng dẫn cách chọn, bảo quản măng tươi ngon

Nếu chọn mua loại măng tươi còn nguyên củ thì nên chọn măng có lá không bị hư hại, sâu bệnh, vỏ mỏng, giòn, nhiều nước, có mùi thơm đặc trưng. Nếu măng có màu trắng, vàng bất thường, kèm theo mùi hôi, lá vàng, bên trong nát thì không nên chọn.

Với măng tươi nguyên củ nếu chưa dùng ngay thì không nên gọt vỏ, giữ nguyên vị giòn của măng khi chế biến sau này. Măng tươi có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng hai tuần. Nếu lâu hơn, măng sẽ có vị đắng. 

Công dụng của măng tre với sức khỏe con người là rất lớn, hiểu rõ các tác dụng của măng tre tươi, cách khử độc, bảo quản và chế biến để sử dụng măng một cách thông minh, nhanh chóng bổ sung vào thực đơn hằng ngày của gia đình những món ăn từ măng tre ngon miệng và đầy dinh dưỡng. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, nhiều niềm vui.

Khoa học khẳng định bạn nên ăn măng, đây chính là lý do!

Các nghiên cứu cho thấy, ăn măng có thể ức chế béo phì gây ra chất béo cao một cách hiệu quả. Chất xơ trong măng có đặc tính prebiotic - nó điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột và cải thiện quá trình trao đổi chất.

TIN MỚI NHẤT