Ho 2 tuần không khỏi, nữ giáo viên ở Đà Nẵng được phát hiện mắc bệnh cực hiếm

Sức khỏe 10/06/2023 19:04

Chị T.B.H. ở Đà Nẵng đã tự điều trị tại nhà nhưng không khỏi sau khi có triệu chứng ho khan, khi đến BV Ung bướu Đà Nẵng thì được phát hiện mắc bệnh cực hiếm.

Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, chị T.B.H. 26 tuổi, là giáo viên, có ho khan, tức ngực kèm khó thở nhẹ trong hai tuần, không sốt, đã tự điều trị tại nhà không khỏi, đến BV Ung bướu Đà Nẵng phát hiện mình mắc bệnh hiếm.

Sau khi được thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra, phát hiện bệnh nhân có khối choán chỗ thùy dưới phổi trái kích thước 77x77x120 mm, có động mạch nuôi xuất phát từ đoạn xuống động mạch chủ ngực, dẫn lưu tĩnh mạch về tĩnh mạch phổi trái và tĩnh mạch bán đơn.

Ho 2 tuần không khỏi, nữ giáo viên ở Đà Nẵng được phát hiện mắc bệnh cực hiếm - Ảnh 1
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thuốc cản quang, thấy được tổ chức phổi biệt lập kích thước lớn và động mạch nuôi biệt lập có nguồn gốc từ động mạch chủ ngực - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Kết luận tổn thương phổi biệt lập thể trong thuỳ, vị trí phân thùy S10 phổi trái. Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng nhiễm trùng kèm theo. Bệnh nhân được chẩn đoán là phổi biệt lập bội nhiễm. Được điều trị kháng sinh khống chế nhiễm trùng và chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.

Được đánh giá là ca bệnh hiếm, cùng với sự dị dạng bất thường mạch máu, ca mổ được thực hiện bởi ê kip của BS CKII Đặng Nguyên Kha phối hợp với ê kip của BS CKII Ngô Văn Chấn Khoa Gây mê hồi sức.

Ho 2 tuần không khỏi, nữ giáo viên ở Đà Nẵng được phát hiện mắc bệnh cực hiếm - Ảnh 2
Tổ chức phổi biệt lập nằm trong thùy dưới phổi trái được phẫu thuật - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Sau hơn 2 giờ đồng hồ tiến hành phẫu thuật, với đầy đủ phương tiện, ê kip đã kiểm soát được các mạch máu lớn, loại bỏ thành công thùy phổi chứa tổ chức phổi biệt lập. Sau mổ bệnh nhân hồi phục tốt, chưa phát hiện các biến chứng liên quan phẫu thuật, được ra viện sau 10 ngày.

Liên quan đến chuyện nữ giáo viên được phát hiện mắc bệnh hiếm, tại Hòa Bình cũng từng có 1 trường hợp tương tự. Cụ thể, theo thông tin từ báo Kinh tế đô thị, bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết đã điều trị thành công một bệnh nhân bị viêm thân não cấp, đây là căn bệnh hiếm gặp, có tỷ lệ tử vong và tàn phế cao.

Ho 2 tuần không khỏi, nữ giáo viên ở Đà Nẵng được phát hiện mắc bệnh cực hiếm - Ảnh 3
Nhờ nỗ lực của các y bác sĩ, bằng nghị lực phi thường của mình, bệnh nhân đã cai được máy thở và hồi phục tốt - Ảnh: Báo Kinh tế đô thị

Theo đó, bệnh nhân nữ (47 tuổi, quê gốc Hoà Bình) là giáo viên mầm non công tác ở xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên. Trước đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, liệt tứ chi, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy. Sau đó, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên về tuyến trung ương để điều trị.

Khi nhập bệnh viện tuyến trung ương, bệnh nhân trong tình trạng liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp, sốt cao liên tục không thể kiểm soát bằng thuốc hạ sốt, chụp cộng hưởng từ có hình ảnh tổn thương hành não, đoạn đầu tủy cổ. Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm thân não.

Bệnh nhân nhanh chóng được điều trị tích cực, được mở khí quản và sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyên sâu như: máy thở, máy thay huyết tương, máy hạ thân nhiệt chỉ huy, máy nội soi phế quản ống mềm. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chăm sóc phòng chống loét, phục hồi chức năng vận động - hô hấp. Sau 2 tuần điều trị, tình trạng sốt được kiểm soát nhưng bệnh nhân vẫn liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp phải thở hoàn toàn theo máy, gần như bất động hoàn toàn từ cổ trở xuống.

Ho 2 tuần không khỏi, nữ giáo viên ở Đà Nẵng được phát hiện mắc bệnh cực hiếm - Ảnh 4
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Trong hơn 2 tháng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, bệnh nhân được điều trị và chăm sóc tích cực, với các biện pháp điều trị chuyên sâu như: thở máy, nội soi phế quản ống mềm bơm rửa phổi, phục hồi chức năng hô hấp, phục hồi chức năng vận động.

Nếu tình trạng liệt kéo dài, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Đặc biệt là nguy cơ xẹp phổi do tắc đờm, nhiễm khuẩn phổi, loét vùng tỳ đè do nằm bất động kéo dài, suy kiệt, teo cơ, cứng khớp... Tiên lượng bệnh nhân sẽ phải thở máy dài ngày, thậm chí phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở. Bệnh nhân được hội chẩn để chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình điều trị tiếp với hy vọng một điều may mắn sẽ đến với người bệnh.

Hai mẹ con ở Đồng Nai nhập viện vì ăn nấm mọc trên xác nhộng ve sầu

Sau khi ăn ấu trùng lạ có chiều dài khoảng 3cm, thân giống ấu trùng ve sầu, nhiều tơ nấm màu trắng xám bọc bên ngoài, đầu có nấm dài khoảng 1cm màu đỏ, hai mẹ con ở Đồng Nai có dấu hiệu ngộ độc.

TIN MỚI NHẤT