Hàng triệu trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói vì đại dịch Covid-19

Sức khỏe 25/03/2022 13:57

Một nghiên cứu mới của Liên hợp quốc đã phát hiện : đại dịch Covid-19 đã đẩy thêm 150 triệu trẻ em vào cảnh nghèo đa chiều - thiếu thốn về giáo dục, y tế, nhà ở, dinh dưỡng, vệ sinh hoặc thiếu nước trầm trọng.

Theo như ghi chú kỹ thuật về tác động của COVID-19 đối với tình trạng nghèo đói ở trẻ em, do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức phi chính phủ Cứu trợ Trẻ em ban hành hôm thứ năm,số lượng trẻ em trên toàn cầu sống trong tình trạng nghèo đói ước tính là gần 1,2 tỉ - tăng lên 15% kể từ khi đại dịch bùng nổ trong năm nay.

Mặc dù các nhà phân tích đã vẽ ra một bức tranh thảm khốc, nhưng UNICEF cảnh báo tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn trong những tháng tới.

Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết: “COVID-19 và các biện pháp cách ly được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của nó đã đẩy hàng triệu trẻ em vào tình trạng nghèo đói hơn”.

“Có những hộ gia đình sắp bị chết đói, trong khi những gia đình khác đang phải trải qua mức độ thiếu thốn mà họ chưa từng thấy trước đây. Đáng lo ngại nhất là chúng ta đang tiến gần đến thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng này hơn là cột mốc kết thúc của nó ”.

Hàng triệu trẻ em rơi vào cảnh nghèo đói vì đại dịch Covid-19 - Ảnh 1

© UNICEF/Fazel Dịch COVID-19 và cơn lốc xoáy của nó đã đẩy hàng triệu người trên thế giới rơi vào cảnh đói nghèo. Theo UNICEF, nhiều gia đình đang phải trải qua mức độ thiếu thốn mà họ chưa từng thấy trước đây.

Nạn đói ở trẻ em " còn nhiều hơn " giá trị tiền tệ

Bài nghiên cứu - dựa trên dữ liệu về khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, dinh dưỡng, vệ sinh và nước từ hơn 70 quốc gia - cũng cho thấy khoảng 45% trẻ em bị “thiếu thốn nghiêm trọng” ít nhất một trong những nhu cầu thiết yếu này ở các quốc gia đã phân tích trước đại dịch.

Báo cáo lưu ý rằng sự thiếu thốn ở trẻ em không chỉ là giá trị tiền tệ, trong khi ước tính nghèo tiền tệ bao hàm như thu nhập hộ gia đình là quan trọng, nhưng chúng chỉ cung cấp một phần cái nhìn về hoàn cảnh của trẻ em sống trong cảnh bần cùng.

Nghiên cứu cho biết thêm, để hiểu được mức độ đầy đủ của tình trạng nghèo ở trẻ em, tất cả các tiềm năng, nghèo đa chiều,mức độ thiếu thốn phải được phân tích trực tiếp, làm nổi bật nhu cầu bảo trợ xã hội, kể cả các chính sách tài khóa , đầu tư vào các dịch vụ xã hội và các can thiệp vào việc làm và thị trường lao động để hỗ trợ các gia đình và ngăn chặn sự tàn phá thêm.

Inger Ashing, Giám đốc điều hành của Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết: “Đại dịch này đã gây ra tình trạng khẩn cấp cho nền giáo dục toàn cầu lớn nhất trong lịch sử, và sự gia tăng nghèo đói sẽ khiến những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và gia đình của chúng rất khó bù đắp sự mất mát này”.

Trẻ em không được học hành nhiều khả năng dễ bị cưỡng bức lao động ở tuổi vị thành niên hoặc kết hôn sớm và bị mắc kẹt trong chu kỳ đói nghèo trong nhiều năm tới. Chúng ta không thể để cả một thế hệ trẻ em trở thành nạn nhân của đại dịch này. Các chính phủ quốc gia và cộng đồng quốc tế phải vào cuộc để làm dịu đi cơn lốc xoáy của dịch bệnh này"

Sự bất bình đẳng càng ngày càng tội tệ hơn

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không chỉ ngày càng có nhiều trẻ em nghèo hơn trước, những trẻ em nghèo nhất cũng ngày càng nghèo hơn. Một số em nhỏ có thể phải chịu một vài hoặc nhiều sự thiệt thòi và những đứa trẻ khác không gặp phải thiếu thốn nào, do đó, số lượng trung bình mỗi đứa bé bị ảnh hưởng có thể đánh giá được mức độ nghèo nàn của trẻ em.

Để chống lại bối cảnh đó, bà Fore nhấn mạnh các chính phủ phải ưu tiên những gia đình có trẻ em bị thiệt thòi nhất, kêu gọi mở rộng nhanh chóng các hệ thống bảo trợ xã hội bao gồm chuyển tiền và trợ cấp cho trẻ em, cơ hội học tập từ xa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiền học phí. 

“Thực hiện những khoản đầu tư quan trọng này ngay bây giờ có thể giúp các quốc gia chuẩn bị cho những cú sốc trong tương lai.”

Ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận 127.883 ca mắc COVID-19, có 89.186 trường hợp trong cộng đồng

Tính từ 16h ngày 22/3 đến 16h ngày 23/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 127.883 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 127.878 ca ghi nhận trong nước.

TIN MỚI NHẤT