Cẩn trọng tình trạng trẻ ho kéo dài

Sức khỏe 23/01/2022 06:00

Những ngày qua, bé trai 5 tuổi nhà chị L. (Đống Đa – Hà Nội) liên tục bị ho, chảy nước mũi nhưng sợ dịch bệnh nên chị không dám cho con đi bệnh viện kiểm tra.

Khoảng 3 ngày sau, bé bắt đầu có hiện tượng sốt cao. Chị Hoa tự cho con dùng hạ sốt nhưng vẫn không đỡ. Sau khi đi khám bác sĩ, chị Hoa chết điếng vì bé bị ho gà.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ em – BV Tai Mũi Họng TW, Giám đốc BV Đa khoa An Việt, cho biết, trong đợt dịch bệnh kéo dài nhiều trường hợp trẻ bị viêm mũi họng, bố mẹ tự ý cho dùng kháng sinh, tự điều trị dẫn đến bệnh nặng hơn. Có trường hợp trẻ bị ho nhưng là biểu hiện của bệnh khác.

Cẩn trọng tình trạng trẻ ho kéo dài - Ảnh 1
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An khám bệnh cho trẻ

Thực tế, ho chỉ là triệu chứng điển hình của rất nhiều bệnh lý tai mũi họng khác nhau. Để biết chính xác nguyên nhân cần thăm khám trực tiếp để biết chính xác bệnh lý mà trẻ mắc phải.

Ho kéo dài ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ, làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, ăn không ngon, stress, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút…

Nguyên nhân gây ho kéo dài cũng thay đổi theo tuổi. Vào mùa đông, tình trạng họ càng nhiều hơn do thời tiết lạnh dễ ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp của trẻ.

Trẻ nhũ nhi: Ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm vi khuẩn không điển hình, lao…), hen phế quản, dị tật đường hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày - thực quản.

Trẻ nhỏ: Hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản, tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm virus đường hô hấp, dị vật đường thở bỏ quên.

Trẻ lớn: Lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản, ho do tâm lý.

PGS.TS Hoài An cho rằng, trẻ ho kéo dài cần được khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị sớm, chấm dứt tình trạng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ có các dấu hiệu cảnh báo – cần phải đưa trẻ đi khám ngay, đó là: Khó thở, trẻ ho ra máu, ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi, ho kèm sốt cao, ho khạc đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi.

Trẻ có hiện tượng ho có đờm kéo dài, thở khò khè, ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều, trẻ bỏ ăn/bú – khó nuốt,… Nếu chậm trễ có thể dẫn tới các biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, các bệnh lý nguy hiểm hơn.

Cẩn trọng tình trạng trẻ ho kéo dài - Ảnh 2
Cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ (Ảnh minh họa)

Trong đợt dịch bệnh như hiện nay, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An lưu ý cha mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung dinh dưỡng. Bỏ những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt.

Không nên cho người có triệu chứng ho, sốt, cảm cúm tiếp xúc với trẻ quá gần.

Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.

Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần làm gương và xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn.

Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ. Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ba mẹ chú ý luôn để bé ăn mặc đủ ấm, đi tất, gang tay, quàng khăn và đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

Bộ Y tế: Đề xuất mua 21,9 triệu liều vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Bộ Y tế cho biết đề xuất Chính phủ mua 21,9 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, chấp nhận có thể thừa vaccine.

TIN MỚI NHẤT