Bệnh máu khó đông có chữa được không?

Sức khỏe 13/08/2019 16:59

Bệnh máu khó đông nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra tử vong do chảy máu ở những vị trí nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, ước tính có trên 6.200 người mắc bệnh máu khó đông, nhưng chỉ có khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Trên thế giới cứ 1.000 người lại có một người mắc các rối loạn chảy máu. Nhưng việc chẩn đoán và điều trị rối loạn máu khó đông có sự cách khác biệt rất lớn giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì thế, phần lớn người bệnh vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chính vì vậy, các bạn không nên chủ quan, hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức liến quan về căn bệnh này để có phương án can thiệp hiệu quả nhất.

Bệnh máu khó đông là gì?

Bệnh máu khó đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (Hemophilia), đây là một rối loạn hiếm gặp. Khi mắc bệnh này, máu của người bệnh không đông máu như bình thường vì do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố đông máu số 8 (hemophilia A) hoặc số 9 (hemophilia B). Chảy máu khó cầm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ, nếu tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Thâm chị có một số ít trường hợp chảy máu trong não.

Máu khó đông là căn bệnh nguy hiểm
Máu khó đông là căn bệnh nguy hiểm

Chính vì vậy, những vết thương nhỏ không phải là vấn đề đối với người bình thường, nhưng với người mắc bệnh máu khó đông thì là mối quan tâm lớn, có thể chảy máu sâu bên trong cơ thể, làm hỏng các cơ quan và mô của người bệnh, đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng bệnh máu khó đông

Các chuyên gia cho biết, triệu chứng và biểu hiện của bệnh máu khó đông rất khác nhau vì tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu. Nếu mức độ thiếu yếu tố đông máu nhẹ, người bệnh chỉ bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Nhưng thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Thông thường sẽ có các dấu hiệu nhận biết như: 

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân, máu chảy nhiều do vết cắt hoặc chấn thương, sau phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa.
  • Xuất hiện nhiều vết bầm lớn hoặc sâu.
  • Khi tiêm vắc xin cũng xuất hiện chảy máu bất thường.
  • Đau, sưng khớp, có máu trong nước tiểu hoặc phân.
  • Đôi khi chảy máu cam mà không biết nguyên nhân.
Chảy máu cam bất thường
Chảy máu cam bất thường

Ở một số người bệnh xuất hiện vết sưng trên đầu có thể gây chảy máu vào não. Mặc dù trường hợp này hiếm gặp, nhưng nó là biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thông thường, trước khi biến chứng này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau đầu, kéo dài.
  • Nôn nhiều lần.
  • Buồn ngủ.
  • Nhìn đôi
  • Có thể cơ thể yếu đột ngột hoặc vụng về.
  • Co giật

Nếu có các triệu chứng trên, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, để có hướng xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông

Đối với người bình thường, khi chảy máu, cơ thể sẽ gộp các tế bào máu lại với nhau để tạo thành cục máu đông giúp cầm máu. Quá trình này được kích hoạt bởi các yếu tố nhất định. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh máu khó đông thì khác, máu không đông được.

Hầu hết, những người mắc bệnh máu khó đông là do di truyền. Nhưng đây là loại bệnh hiếm gặp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các yếu tố đông máu như:

  • Mang thai
  • Bệnh tự miễn
  • Ung thư
  • Đa xơ cứng (Multiple sclerosis)
  • Di truyền Hemophilia.
Bệnh máu khó đông chủ yếu là do di truyền
Bệnh máu khó đông chủ yếu là do di truyền

Theo thống kê, khoảng 30% những người mắc bệnh máu khó đông không có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn này. Nên những người này chủ yếu là do đột biến tự phát xảy ra ở gen liên quan đến bệnh máu khó đông. Bệnh mang tính di truyền lặn nên tỷ lệ con trai mắc bệnh máu khó đông cao hơn con gái.

Bệnh máu khó đông có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm khôn lường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cách chữa dứt điểm căn bệnh này. Do đó, người bệnh cần cẩn thận với những sinh hoạt thường nhật của mình. Tốt nhất, người bệnh cần thay đổi lối sống phù hợp với đặc điểm của bệnh, đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận, tránh những chấn thương dẫn đến chảy máu.

Bệnh máu khó đông và cách điều trị

Tùy tình trạng mà bệnh nhân mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hoặc truyền tĩnh mạch yếu tố 8 hoặc 9 định kỳ tại bệnh viện. Yếu tố đông máu thay thế có thể được lấy từ máu của người khác. Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm tương tự, được gọi là các yếu tố đông máu tái tổ hợp, không được sản xuất từ máu người như:

  • Desmopressin (DDAVP): Hormone này có thể kích thích cơ thể người bệnh giải phóng nhiều yếu tố đông máu, có thể tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng xịt mũi.
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết, giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ.
  • Keo dán sinh học: Có thể được áp dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành.
  • Vật lý trị liệu: Giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng khi chảy máu trong làm hỏng khớp. Nếu chảy máu trong gây ra nguy hiểm nghiêm trọng thì người bệnh cần phải phẫu thuật.
  • Đối với các khu vực nhỏ chảy máu dưới da sử dụng một túi nước đá.
  • Tiêm chủng: Khi mắc bệnh máu khó đông, người bệnh nên cân nhắc việc chủng ngừa các vắc xin viêm gan A và B.
Tùy theo mức độ của bệnh bác sĩ sẽ bổ sung liều lượng yếu tố đông máu phù hợp
Bác sĩ sẽ bổ sung liều lượng yếu tố đông máu phù hợp

Chi phí điều trị bệnh máu khó đông

Hiện nay, chi phí điều trị bệnh máu khó đông là rất lớn, gây ra gánh nặng cho người bệnh. Cụ thể là nếu phát hiện bệnh sớm, mỗi đợt điều trị cũng mất khoảng 30-50 triệu đồng, song nếu phát hiện bệnh muộn, chi phí điều trị có thể lên tới 1 tỷ hoặc 2 tỷ đồng vì phải bổ sung yếu tố đông máu suốt đời.

Bệnh máu khó đông sống được bao lâu?         

Bệnh máu khó đông sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sinh hoạt của người bệnh, tình trạng thiếu hụt yếu tố đông máu… Nếu bệnh phát hiện và được điều trị kịp thời, bổ sung yếu tố đông máu thường xuyên thì sống được rất lâu.

Bệnh máu khó đông di truyền như thế nào?

Khi thấy biểu hiện của bệnh máu khó đông cần đi khám ngay
Khi thấy biểu hiện của bệnh máu khó đông cần đi khám ngay

Bệnh máu khó đông chủ yếu thường di truyền cho con trai, vì gene sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XY) khi nhận X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ có biểu hiện bệnh. Còn nữ giới (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều trục trặc. Điều này có nghĩa là cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh thì sinh ra con gái mới bị bệnh khó đông máu. Tuy nhiên, nếu bé gái đó chỉ chứa một nhiễm sắc thể X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra, nhưng vẫn có thể truyền cho con. Do đó, bệnh máu khó đông hầu như chỉ di truyền cho nam giới, còn nữ giới rất ít vì xác suất cả bố và mẹ cùng mang gene bệnh là vô cùng thấp.

Bệnh máu khó đông nên ăn gì?

Khi mắc bệnh máu khó đông, chế độ ăn uống hằng ngày người bệnh phải hết sức chú ý, nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin K như là Cải xanh, bông cải, rau muống, cải bắp đỏ, dưa cải, bắp cải trắng, rau diếp, cải bó xôi, húng quế, cần tây, dưa leo. Ngoài ra, có thể ăn thêm đậu nành, dầu hướng dương, mầm lúa mì, chuối già, dưa hấu, nho, đạm động vật và gan động vật… sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình đông máu.

Máu khó đông là một căn bệnh khó chữa và gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống người bệnh. Vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện bất cứ biểu hiện nào của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để điều trị hiệu quả. Thêm nữa, người bệnh và gia đình cần được tư vấn về cơ chế di truyền của bệnh, tránh kết hôn gần huyết thống vì dễ truyền bệnh cho con. 

Bài thuốc trị chảy máu chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng: viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi..., thường gặp nhất là do viêm lợi.

TIN MỚI NHẤT