Ăn lòng se điếu có tốt? Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao?

Sức khỏe 07/05/2025 05:00

Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao trước câu chuyện lòng se điếu thật, giả lẫn lộn. Nhiều nguồn thông tin được đưa ra khiến dư luận không khỏi hoang mang.

Theo VNExpress, lòng se điếu (một dạng phèo) là phần đặc biệt của ruột non heo, có hình dạng xoắn lại giống chiếc điếu cày, bên trong chứa lớp bột màu trắng. Đây được xem là phần ngon, bùi, giòn, rất được ưa chuộng trong ẩm thực truyền thống. Phần lòng se điếu hảo hạng nhất thường nằm ngay đoạn đầu ruột non, sát dạ dày.

Không phải con heo nào cũng có loại lòng này; chỉ những con heo đực đang phát triển mới hình thành phần se điếu, khiến nguồn cung trở nên hạn chế so với các loại lòng khác, đồng thời đẩy giá thành lên cao.

Ăn lòng se điếu có tốt? Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao? - Ảnh 1
Lòng se điếu (một dạng phèo) là phần đặc biệt của ruột non heo. Ảnh minh họa: Internet

Xét về an toàn thực phẩm, ruột non là đoạn đầu của hệ tiêu hóa nên nguy cơ nhiễm giun sán thấp hơn, vì phần lớn ký sinh trùng nếu có sẽ nằm ở đoạn sau của ruột non rồi xuống ruột già để thải ra ngoài. Tuy vậy, dù là đoạn nào thì nội tạng cũng cần được luộc chín kỹ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Heo vốn là loài ăn tạp nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trong nội tạng luôn hiện hữu.

Những ngày gần đây, câu chuyện lòng se điếu (một dạng phèo) thu hút sự quan tâm và tranh luận của cư dân mạng. Một số thông tin về nguồn gốc và chất lượng của lòng se điếu đã khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng có thể gây mối nguy hại với sức khỏe.

Theo thông tin báo Tuổi Trẻ, chủ các cơ sở giết mổ heo lớn cho rằng lòng se điếu rất hiếm, mổ cả trăm con heo không có nổi một con có bộ phận này. Chính vì vậy, lòng se điếu được chế biến thành nhiều món ngon ưa thích, giá bán có thể lên đến vài triệu đồng/kg.

Ăn lòng se điếu có tốt? Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao? - Ảnh 2
Chủ các cơ sở giết mổ heo lớn cho rằng lòng se điếu rất hiếm, mổ cả trăm con heo không có nổi một con có bộ phận này. Ảnh minh họa: Internet

Do hiếm và đắt, nhiều thông tin xuất hiện trên khắp nền tảng mạng xã hội cho rằng hiện nay nhiều nơi lòng se điếu được "phù phép" từ lòng heo bình thường bằng cách ngâm với các hóa chất độc hại.

Cụ thể sử dụng lòng non bình thường, sau đó ngâm trong hóa chất như phèn chua để làm se niêm mạc, hoặc các hóa chất tẩy rửa mạnh như formol pha loãng, hydrogen perocide (hay còn gọi là oxy già) nồng độ cao…

Sau đó ép, xoắn hoặc se thủ công cho hai lớp niêm mạc bám dính vào nhau, sử dụng thêm các dung dịch dính dạng hồ vào giữa để tạo da đôi.

Chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), xác nhận lòng se điếu là một món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên lại rất ít và hiếm dẫn đến giá cả khá đắt đỏ.

Ăn lòng se điếu có tốt? Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao? - Ảnh 3
Lòng se điếu là một món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên lại rất ít và hiếm dẫn đến giá cả khá đắt đỏ. Ảnh minh họa: Internet

Nếu sử dụng các hóa chất để "phù phép" thành lòng se điếu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu có sử dụng các chất nêu trên với nồng độ cao có thể tích tụ lâu ngày gây ung thư hoặc ngộ độc cấp dẫn đến tử vong.

Điển hình như một số chất khi ngâm có thể làm cho bề mặt thực phẩm trở nên co lại, cứng lên và trắng hơn như oxy già, phèn chua.

Chỉ được sử dụng oxy già vào thực phẩm với nồng độ rất nhỏ, không được phép ngâm với liều cao và thời gian dài vì có thể gây các bệnh liên quan đến đường ruột.

Đặc biệt, nếu sử dụng formol để ngâm với mục đích tiêu diệt một số vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản sẽ rất nguy hiểm, vì đây là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Ăn lòng se điếu có tốt? Dùng hóa chất 'phù phép' thành lòng se điếu nguy hiểm ra sao? - Ảnh 4
Nếu sử dụng formol để ngâm với mục đích tiêu diệt một số vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản sẽ rất nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet

Formol có độc tính cao, khi nuốt phải có thể gây đau bụng dữ dội, nôn ói, viêm dạ dày, ruột cấp tính, hoặc lâu dần có khả năng gây ung thư.

Theo PGS Thịnh, để tránh gây tâm lý hoang mang, đảm bảo sức khỏe cho người dân, các cơ quan quản lý thị trường, an toàn thực phẩm cần truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ, xác định được hóa chất bảo quản độc hại (nếu có) để người bán và người ăn có thể yên tâm.

Nhập viện nguy kịch sau vài ngày ăn lòng lợn

Chỉ vài ngày sau khi ăn lòng lợn, một người đàn ông 49 tuổi trú tại Thái Bình bất ngờ rơi vào tình trạng nguy kịch, xuất hiện ban xuất huyết hoại tử lan rộng toàn thân.

TIN MỚI NHẤT