Đau bụng trên rốn bên trái: những điều cần lưu ý!

Sống khỏe 12/11/2019 10:23

Đau bụng trên rốn bên trái với những cơn đau đột ngột, kéo dài, tiến triển nặng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một số bệnh đáng lo ngại. Thường xảy ra nhất là các bệnh tật trong ổ bụng như bệnh về dạ dày, lách, thận, tim, phổi, rối loạn ruột,... Vì thế cần phải quan tâm đặc biệt nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu đau bụng như vậy.

 1. Thế nào là đau bụng trên rốn bên trái?

Nếu chia ổ bụng thành 4 phần bằng nhau thì vùng trên rốn bên trái nằm ở phần tư trên bên trái của vùng bụng ngay dưới xương sườn. Giới hạn phân chia là khoảng diện tích từ phần dưới xương sườn đến vùng mu.

dau-bung-tren-ron-ben-trai
Đau bụng trên rốn bên trái - Ảnh minh họa: Internet

Các cơ quan quan trọng nằm ở phần tư phía trên bên trái của bụng gồm:

  • Lách
  • Dạ dày
  • Một phần của tụy
  • Thận trái và tuyến thượng thận trái
  • Đoạn trên của đại tràng
  • Một phần nhỏ của gan.

Vùng bụng bên trái có chứa rất nhiều cơ quan quan trọng. Do đó khi thấy những triệu chứng đau bụng trên rốn bên trái thì không nên chủ quan mà coi thường. Cơn đau mang tính chất âm ỉ kéo dài, gây ra sự đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh.

Đau thượng vị lệch sang trái cũng có thể là lách bị sưng trong một số bệnh như sốt rét, hoặc do chấn thương.

Đau bụng trên rốn bên trái là hiện tượng rất dễ gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là những người mắc phải những căn bệnh điển hình như đau thận bên trái, đau dạ dày hoặc do bệnh nhân bị tắc ruột.

2. Đau bụng trên rốn bên trái là bệnh gì?

dau-bung-tren-ron-ben-trai-la-benh-gi
Đau bụng trên rốn bên trái là bệnh gì? - Ảnh minh họa: Internet

2.1. Bệnh liên quan đến lách

Lách là cơ quan nằm ngay sau dạ dày, nằm dưới xương sườn cuối cùng bên trái. Chức năng chủ yếu của nó là lọc máu, tân sinh tế bào máu, dự trữ tiểu cầu và có vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Cơn đau có nguyên nhân từ lách khi:

  • Lách trở nên phì đại: Thường thấy ở một số bệnh như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh nhiễm trùng như viêm tuyến bạch cầu. Cơn đau xuất hiện theo đợt và dần tiến triển nặng hơn. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhẹ kèm mệt mỏi, đau họng từng cơn và đôi khi có sốt.
  • Vỡ lách do chấn thương: Gặp trong tai nạn giao thông, cơn đau kịch phát sẽ diễn ra đột ngột sau tổn thương vùng bụng.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

2.2. Bệnh liên quan đến ruột

Gần như mọi bất thường ở ruột đều có thể gây cho bạn cảm giác đau ở vùng trên rốn bên trái, ví dụ như:

  • Viêm loét dạ dày: Loét dạ dày có xu hướng gây đau ở vùng giữa bụng, dưới xương sườn nhưng đôi khi lệch sang bên trái, biểu hiện là đau bụng trên rốn bên trái. Cơn đau thường trầm trọng thêm sau bữa ăn, hoặc vào buổi tối lúc đi ngủ. Để giảm đau bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc kháng acid.
  • Khó tiêu: Thông thường, người bệnh cảm thấy đau ở vùng bụng trên, kèm theo ợ nóng và trào ngược acid. Cơn đau tăng lên sau mỗi bữa ăn.
  • Viêm dạ dày ruột: Nhiễm trùng đường ruột có xu hướng gây đau cho toàn bộ vùng bụng, không trừ vùng trên rốn bên trái. Người bệnh cảm giác khó chịu cồn cào và thường kèm tiêu chảy hoặc nôn ói.
  • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa ruột thường gây đau ở vùng bụng dưới, nhưng đôi khi cũng có thể ở vùng bụng trên và thường kèm sốt, rối loạn thói quen đi đại tiện.
  • Bệnh viêm ruột Crohn và viêm loét đại tràng: Đây là những bệnh mãn tính, có thể gây đau tại bất kỳ vị trí nào của bụng. Bệnh thường gây tiêu phân lỏng, đôi khi có máu.
  • Táo bón: Táo bón xảy ra khi người bệnh tự nhận thấy mình ít đi ngoài hơn so với những ngày trước đó và phân sẽ rất cứng.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng này có thể gây đau ở vùng bụng dưới, nhưng cũng có thể ở các vùng khác của ổ bụng trong đó có vùng trên bên trái. Đặc biệt, nó còn có thể gây chướng hơi, và cảm giác khó chịu. Cơn đau ngắt quãng và thường kèm tiêu chảy hay táo bón.

2.3. Bệnh Zona thần kinh

Tính chất cơn đau là cảm giác như dao đâm hoặc nóng rát. Vùng bụng chính là vị trí thường nổi phát ban trong bệnh Zona thần kinh. Một số trường hợp có biểu hiện đau trước khi nổi ban, một số người khác còn có thể tiếp tục có cảm giác đau sau khi phát ban đã chấm dứt (đau dây thần kinh sau Zona).

2.4. Bệnh do sỏi thận và nhiễm trùng thận bên trái

Cơn đau trong bệnh lý vùng thận thường xảy ra ở vùng bụng trái hoặc sau lưng, tuy nhiên cơn đau đó có thể lan đến vùng bụng trước.

Sỏi thận có thể gây đau bụng dữ dội (thường ở sau lưng) cùng lúc với nhu động niệu quản, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nước tiểu có thể có máu.

Nhiễm trùng thận có thể gây đau theo đường niệu, có khả năng gây đau từ vùng thắt lưng sau, lan ra phía trước, vùng bụng trên trái, hoặc xuống đến phần bụng dưới. Triệu chứng đi kèm có thể là sốt, đau khi tiểu hoặc tiểu nhiều.

trieu-chung-dau-bung-tren-ron-ben-trai
Triệu chứng đau bụng trên rốn bên trái bạn cần biết - Ảnh minh họa: Internet

2.5. Cơn đau do động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính cấp máu cho cơ thể, vận chuyển máu từ tim, đi qua giữa bụng, đưa máu xuống đến các vùng khác trên cơ thể.

Ở một số người, động mạch chủ có thể bị phình gây rò hay vỡ. Nếu có rò động mạch chủ, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở bụng hoặc lưng. Nếu động mạch chủ bị vỡ, cơn đau sẽ rất dữ dội, thường ở vùng bụng, lưng hay ngực cần phải được can thiệp điều trị ngay lập tức..

2.6. Bệnh liên quan đến tụy 

Tuyến tụy có thể trở nên viêm khi người bệnh mắc viêm tụy, gây đau bụng trên rốn bên trái, kèm với triệu chứng như buồn nôn hay nôn, sốt. Khối u ở tuyến tụy cũng có thể có các triệu chứng đau tương tự.

2.7. Bệnh liên quan đến phổi 

Các bất thường ở phần dưới của phổi có thể ảnh hưởng đến phần trên của ổ bụng, nơi mà chúng chỉ được ngăn cách bởi cơ hoành. Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn bên trái có thể là nhiễm khuẩn như viêm phổi hay viêm màng phổi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như ho, sốt, hay đau khi thở.

2.8. Bệnh liên quan đến tim

Biểu hiện bất thường ở tim thường gây đau ở ngực mà ngực lại gần ổ bụng. Vì vậy bạn có thể cảm thấy cơn đau nằm ở vùng bụng trên. Các bất thường ở tim gồm:

dau-bung-ben-trai-tren-ron-o-nu
Dù là nam hay nữ cũng đều phải quan tâm đến dấu hiệu đau bụng trên rốn bên trái - Ảnh minh họa: Internet
  • Cơn đau thắt ngực: Cơn đau xảy đến khi gắng sức và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Nhồi máu cơ tim: Cơn đau xuất hiện đột ngột và cảm giác như đè ép có thể đau lan xuống tay trái hay lên cằm. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và/hoặc khó thở, cần được cấp cứu ngay lập tức.
  • Viêm màng ngoài tim: Là hiện tượng viêm lớp màng bao phủ tim thường chỉ đau ở ngực, kèm sốt.

2.9. Bệnh liên quan đến khối cơ

Co kéo cơ hay bong gân cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng sau quá trình hoạt động bất thường hay luyện tập quá mức. Trong trường hợp đó, cử động nhóm cơ đang bị tổn thương sẽ khiến cơn đau nặng thêm, thay vào đó để làm giảm cơn đau bạn nên nằm yên tại chỗ.

>>> Xem thêm:

- Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn từng cơn và cách chữa trị hiệu quả nhất

- Đau bụng trên rốn bên phải ở nữ và cách chữa tại nhà hiệu quả

3. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, và không kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà để làm giảm cơn đau, bằng cách thực hiện một số cách sau:

  • Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu dịch. Nếu bạn đang mắc các căn bệnh đòi hỏi phải hạn chế lượng nước uống vào, hãy nhờ tư vấn của bác sĩ để biết được lượng nước cần uống là bao nhiêu.
  • Đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường cũng giúp cải thiện cơn đau của bạn. Chườm nóng bằng túi chườm hay chai nước nóng có tác dụng làm dịu cơn đau.
cach-chua-dau-bung-tren-ron-tai-nha
Chườm nóng là cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
  • Sử dụng một số loại thuốc như:
    • Thuốc giảm đau (xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).
    • Than hoạt tính và các thuốc có thành phần tương tự cho cơn đầy bụng.
    • Thuốc làm giảm nhu động.
    • Thuốc trị bệnh tiêu chảy.

4. Đau bụng trên rốn bên trái nên đi khám bác sĩ khi nào? 

Nếu cơn đau bụng kéo dài mà không rõ nguyên nhân, thay vì chủ quan dùng các phương pháp giảm đau tại nhà thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Các dấu hiệu cần đi khám ngay bao gồm:

dau-bung-tren-ron-ben-trai
Khi nào cần đi gặp bác sĩ? - Ảnh minh họa: Internet
  • Nôn ra máu hoặc ho ra máu.
  • Đi tiêu phân đen (nghi ngờ có máu trong phân).
  • Nôn liên tục.
  • Cơn đau tiến triển nặng theo thời gian.
  • Choáng váng, mê sảng, ngất, khó thở.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt, lạnh run, đổ mồ hôi đêm.

Khi bị đau bụng trên rốn bên trái, hãy thực hiện một số biện pháp giảm bớt triệu chứng đau nói trên và theo dõi diễn biến của cơn đau. Nếu đau vẫn kéo dài và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cần đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng đau bụng bên trái trên rốn, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chuyên gia chỉ rõ tác dụng phụ nguy hiểm của chế độ ăn giảm cân ‘thần kỳ’ Keto

Chế độ ăn Keto được cho là giảm cân rất nhanh, nhưng đây cũng là phương pháp tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.

TIN MỚI NHẤT