Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền

Nhịp sống trẻ 21/01/2023 00:00

Dù ở nhà hay xa quê, dù cư trú ở nước ngoài hay Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên đán, bà con lại cùng nhau đón những ngày ý nghĩa, mang đậm đà bản sắc dân tộc vào trong căn nhà ấm cúng của mình.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam trong vòng 1 năm, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết m lịch Trung Hoa và Đông Á.

Tết Nguyên đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân. Tết Nguyên đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 1
Tết Nguyên đán và ý nghĩa. Ảnh: Internet

Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.

Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết… Có rất nhiều ý nghĩa và phong tục tập quán cổ truyền trong dịp Tết Nguyên đán này của người Việt.

Tết Nguyên Đán thường kéo dài khoảng 15 ngày, mọi người đón mừng năm mới với những bữa cỗ linh đình được bày biện hoành tráng và phong bao lì xì. Người lao động khắp mọi nơi sẽ được nghỉ 1 tuần để trở về nhà đón Tết bên gia đình và người thân.

Cúng ông Công, ông Táo

Theo phong tục tập quán của người Việt từ lâu đời, ngày 23 tháng 12 âm lịch là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo trung thực, khách quan với Ngọc Hoàng Thượng đế về những điều tai mắt ở trần gian, về việc tốt xấu của gia chủ.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông một bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 2
 
Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 3
Lễ cúng ông Công ông Táo nhiều ý nghĩa. Ảnh: Internet

Đồ cúng Táo Quân bao gồm mũ Táo Quân: hai mũ ông (2 cánh chuồn) và một mũ bà (không cần cánh chuồn) và đồ vàng mã. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị các lễ vật khác nhau nhưng phổ biến trong mâm lễ của người Việt thường có: 1 đĩa xôi, 1 đĩa giò, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau và lá trầu, 1 lọ hoa nhỏ và 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Đặc biệt, không thể thiếu 1 đôi hoặc 3 con cá chép vàng sống thả trong chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi gia chủ cúng lễ xong thì sẽ đem ra sông, ao, hồ thả nghĩa là “phóng sinh” vì dân gian quan niệm rằng cá chép được coi là phương tiện đưa Táo Quân lên trời.

Gói bánh chưng

“Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã là Tết thì không thể thiếu đi bánh chưng, tùy vào điều kiện mỗi gia đình có gia đình gói bánh chưng từ ngày 23 tháng Chạp cũng có gia đình đến ngày 27, 28, 29 Tết mới gói bánh chưng và có bánh chưng ăn Tết vừa là để biếu anh em, họ hàng.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 4
Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 5
Bánh chưng, bánh tét ngày Tết. Ảnh: Internet

Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét. Dường như nhờ có việc gói bánh chưng, bánh tét mà cái Tết trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.

Chợ Tết, hoa và mâm ngũ quả

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là không khí ngày lễ hội. Chợ Tết thường được bố trí ở những bãi đất rộng, cũng có thể diễn ra ngay nơi chợ thường ngày.

Trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi sự tấp nập của cảnh người mua kẻ bán… Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 6
 
Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 7
Chợ Tết nhộn nhịp. Ảnh: Internet

Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet… Còn cây quất thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 8
Mâm ngũ quả ngaft Tết. Ảnh: Internet

Tết thì không thể thiếu mâm ngũ gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi miền khác nhau thì trưng mâm ngũ quả với những loại quả khác nhau. Nhưng ý nghĩa chung của mâm ngũ quả là thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, đối với ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, sung túc, tài lộc.

Màu của ngày Tết

Màu chủ lực trong ngày Tết là màu đỏ.

Theo quan niệm, màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ.

Người Việt Nam cũng thích trưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào… Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 9
Sắc đỏ Tết khắp nơi. Ảnh: Internet

Viếng thăm mộ Tổ tiên

Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 10
Tưởng nhớ ông bà, tổ tiên ngày Tết. Ảnh: Internet

Lễ Tất niên

Vào ngày Ba mươi Tết, mọi thành viên trong gia đình đều quây quần sum họp làm cơm cúng ông bà tổ tiên. Đây là lễ có ý nghĩa rất quan trọng, cho biết rằng mọi công việc chuẩn bị cho ngày Tết đã xong xuôi, mọi người thân trong gia đình hoặc con cháu đi làm ăn xa nhà đều đã tề tựu đông đủ.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 11
 Mâm cúng tất niên. Ảnh: Internet

Trên bàn thờ ông bà tổ tiên, đèn nhang được thắp sáng, mâm cúng với những món ăn ngày Tết được đặt một cách nghiêm trang. Trong tâm thức của người Việt, lễ cúng Tất niên cũng như ngày Tết là cuộc họp mặt đông đủ giữa người sống và người chết, con người và thần linh, là cuộc hội ngộ của nhiều thế hệ sau một năm trời ròng rã.

Lễ đón Giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc. Về nguồn gốc của từ “giao thừa”, có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến".

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 12
Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 13
Đón giao thừa và mâm cúng giao thừa. Ảnh: Internet

Với người Việt Nam, giao thừa là phút giây thiêng liêng. Vào đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm trừ tịch, được coi là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Tục xông đất, xông nhà

Sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà đầu tiên cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo quan niệm của người Việt, việc xông đất hay xông nhà có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh, tài lộc của gia chủ trong năm đó. Nếu tìm được người xông đất tốt, hợp tuổi thì làm ăn nên làm ra, mọi chuyện tốt lành. Nếu gặp người xông đất không hợp với gia chủ thì cả năm đó sẽ khó khăn, không may mắn.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 14
Tục xông đất, xông nhà. Ảnh: Internet

Thông thường gia chủ sẽ có ý định tìm người có tuổi hợp với gia chủ hoặc tuổi tốt của năm đó mời đến xông nhà. Cũng có gia đình, gia chủ tự xông đất lấy để tránh nghĩ ngợi về những phiền phức, rủi ro khi có người khác đến xông nhà.

Lễ xuất hành đầu năm

Xuất hành là ra đi, ra khỏi cổng, đi khỏi đất làng xã mình ở, bất cứ là đi đâu, đi có việc gì. Trong quan niệm của người xưa, xuất hành đầu năm phải đi vào giờ Hoàng đạo, nếu hợp với tuổi của người xuất hành thì càng tốt, không được khắc.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 15
Xuất hành đầu năm. Ảnh: Internet

Sau khi xuất hành đúng hướng để gặp may mắn đầu năm, mọi người mới làm các việc khác như đi trực cơ quan, đi thăm bà con họ hàng hai bên nội ngoại. Việc xuất hành thăm viếng họ hàng giúp gắn kết tình cảm và mong ước mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những người thân và gia đình mình, cùng nhau hướng đến sự tốt lành.

Hái lộc/ Đi chùa đầu năm

Nét phong tục đẹp của người Việt trong dịp Tết đó chính là hái lộc, hái lộc được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết mục đích là cầu may mắn, rước lộc vào nhà nhân dịp năm mới.

Trong ngày đầu năm, người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.

Chúc Tết

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên và chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 16
Chúc Tết ông bà. Ảnh: Internet

Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên.

Nhận lì xì

Ngày Tết, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao,” gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn.

Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu.

Xin chữ đầu xuân

Ngoài phong tục khai bút đầu năm, người Việt còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu năm.

Tục xin chữ đầu năm đã trở thành phong tục và nét văn hóa mỗi độ xuân về. Đầu năm thường gắn với việc cầu xin những điềm lành, việc lành trong ao ước của con người qua những cuộc hành hương về nơi linh thiêng nhất. Xin chữ là một trong những hoạt động tâm linh ấy.

Tết Nguyên đán và ý nghĩa cổ truyền - Ảnh 17
Xin chữ mang ý nghĩa may mắn. Ảnh: Internet

Việc mang ý nghĩa này có ở nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn... ta thường bắt gặp những gương mặt giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ trước người cho chữ.

Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Quốc ngữ, với lợi thế thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin.

Về quê ăn Tết, giao tiếp với người thân cẩn trọng 5 điều

Nếu muốn những buổi gặp mặt người thân trở nên ý nghĩa, chúng ta nên cẩn trọng trước những chủ đề có xu hướng tiêu cực.

TIN MỚI NHẤT