Bà bầu hay bị giật mình có sao không? Liệu có ảnh hưởng đến con?

Mẹ bầu 20/11/2020 11:43

Không chỉ ngứa tay chân hay tiểu đường thai kỳ mà ngay cả việc bà bầu hay bị giật mình có sao không… Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ, bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. 

Giật mình là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có các tiếng động lớn bất ngờ và đột ngột. Còn khi ngủ mà giật mình thì có lẽ là do tâm lý căng thẳng, Stress, áp lực công việc… Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, có nhiều sự thay đổi hormone, tâm lý thường nhạy cảm hơn người bình thường thì rất dễ bị giật mình. 

ba bau hay bi giat minh co sao khong
Bà bầu hay bị giật mình khi ngủ sẽ cảm thấy mệt mỏi 

Phần lớn, giật mình là hiện tượng bình thường, tuy nhiên đôi khi nó cũng là biểu hiện của những bệnh lý như ngủ ngáy, nghiến răng hoặc bệnh tim mạch. Do đó, bạn không nên chủ quan, nếu tần suất xuất hiện liên tục thì bạn hãy đi thăm khám. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể, giúp bạn biết được bà bầu hay bị giật mình có sao không

Bà bầu hay giật mình có sao không?

Theo bác sĩ chuyên khoa, giật mình với tần suất dày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu thường xuyên giật mình trong khi ngủ sẽ khiến tinh thần không thoải mái, mẹ bầu sẽ cảm thấy uể oải và mệt mỏi. 

Tuy nhiên, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu xuất hiện hormone progesterone khiến tâm trạng trở nên nhạy cảm, dễ lo âu hay tức giận vì những chuyện nhỏ nhặt. Cộng với việc lo lắng về sự phát triển của con cùng những kế hoạch sau khi sinh con... sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ bầu. Để có loại bỏ được tình trạng này, người chồng hãy luôn ở bên động viên, giúp vợ giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn. Khi thấy vợ không vui hãy tâm sự, chia sẻ với để được giải tỏa.

Tuy nhiên, nếu giật mình do ngủ ngáy, nghiến răng khi ngủ hoặc do bệnh tim mạch. Lúc này, không nên chủ quan, bởi những căn bệnh này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. 

Ngủ ngáy

ba bau hay bi giat minh co sao khong 1
Hay bị giật mình khi ngủ có thể là biểu hiện của ngáy ngủ

Nếu mẹ bầu giật mình do ngủ ngáy gây ra không chỉ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ mà còn có nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh mổ. Bởi phụ nữ giật mình, ngáy ngủ trong thời gian mang thai sẽ tăng chu vi bụng và tử cung phát triển dưới cơ hoành. Hơn thế nữa, thường xuyên ngáy ngủ còn là một trong những nguyên nhân gây ra cao huyết áp, nguy cơ tiền sản giật. Ngủ ngáy thường xảy ra với phụ nữ mang thai ở thời kỳ 3 tháng cuối. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu ngủ ngáy, giật mình trong thời gian này thì hãy cẩn thận, hãy thường xuyên đi thăm khám để nắm rõ tình hình sức khỏe của mình nhé!

Nghiến răng khi ngủ

Có khá nhiều người mẹ mắc phải chứng nghiến răng khi ngủ. Hiện tượng này không chỉ gây phiền phức, khó chịu cho người ngủ cùng mà còn khiến cho răng và hàm của mẹ bầu có thể bị tổn thương, giật mình khi ngủ. 

Thông thường nghiến răng khi ngủ liên quan đến sự rối loạn vận động trong giấc ngủ. Khi ngủ hai hàm răng sẽ bị ghì và siết lại, nghiến chặt lấy nhau để tạo nên áp lực lên răng tạo ra âm thanh ken két. Phần lớn những người nghiến răng khi ngủ còn có thể mắc thêm những hiện tượng khác như ngủ ngáy, giật mình, ngưng thở khi ngủ.

ba bau hay bi giat minh co sao khong 2
Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

Nếu để tình trạng này kéo dài thì ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu và người ngủ cùng, đồng thời gây một số biến chứng khó lường như đau nhức đầu, biến dạng khuôn mặt, rối loạn khớp thái dương hàm...

Bệnh tim mạch

Tim mạch được mệnh danh là những “kẻ sát nhân thầm lặng”. Giật mình khi ngủ được xem là triệu chứng nhẹ nhất của bệnh tim mạch do bị rối loạn nhịp tim. Vì vậy, mẹ bầu hãy đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng nhất. 

Nếu người mẹ bị tim mạch khi mang thai có thể bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng ở tổ chức. Khiến cho thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân, dọa sảy thai, sinh non… Lúc này mẹ cần phải cẩn trọng, không nên vận động thể lực gắng sức. Tốt nhất là vận động nhẹ nhàng, đi bộ để làm tăng lượng cholesterol có lợi trong cơ thể cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. 

Đồng thời cần phải áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các loại thức ăn, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ chiên xào, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó cần tránh căng thẳng để hệ thống thần kinh không xuất hiện các phản ứng như điều tiết khiến nhịp tim tăng nhanh, mồ hôi, tâm thần bất ổn…

Cách giúp bà bầu không bị giật mình khi ngủ

Để giúp bà bầu ngủ ngon, không bị giật mình thì mẹ bầu hãy: 

Thay đổi tư thế ngủ

Hầu hết các phụ nữ mang thai đều gặp các vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt tháng đầu và tháng cuối thai kỳ. Bởi đây là hai thời điểm cơ thể có những sự biến đổi lớn nhất. Chính vì vậy, thay vì ngủ ngửa hay nghiêng bên phải, mẹ hãy nằm nghiêng về bên trái. Đây là tư thế tốt nhất cho bà bầu, hạn chế được hiện tượng giật mình khi ngủ. 

ba bau hay bi giat minh co sao khong 3
Thay đổi tư thế ngủ phù hợp để không bị giật mình

Bên trái là nơi tập trung rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, dạ dày, thận, lá lách.. Khi nằm nghiêng về bên trái sẽ không tạo áp lực lên tim, việc lưu thông máu và oxy đến thai nhi đạt hiệu quả tốt hơn. Dinh dưỡng đến con cũng tốt hơn. 

Đi ngủ đúng giờ

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ là cách hiệu quả để mẹ bầu không bị giật mình khi ngủ. Do đó, mẹ bầu hãy tập cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy ở khung giờ cố định. Theo đó, buổi tối mẹ hãy ngủ trước 10 giờ, buổi sáng dậy vào lúc 6 giờ điều này vừa tốt cho sức khỏe, tinh thần lại thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể xây dựng đồng hồ sinh học đúng giờ, giúp việc chăm con sau này dễ dàng hơn.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ

Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước. Bởi nếu uống nhiều nước khiến mẹ đi tiểu đêm nhiều lần, khiến cho giấc ngủ không sâu và dễ bị giật mình. 

ba bau hay bi giat minh co sao khong 5
Mẹ bầu không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ

Thay vào đó trước 1 tiếng đi ngủ, mẹ hãy uống một ly sữa ấm. Một số hợp chất trong sữa như tryptophan và melatonin có thể giúp mẹ bầu dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường thư giãn và hoạt động như một tiền chất trong việc sản xuất hormone melatonin. Melatonin còn được gọi là hormone ngủ rất tốt cho mẹ bầu.

>>> Xem thêm:

- Bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao để chữa khỏi

- Giải mã và cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút bắp chân

Tập Yoga hoặc đi bộ trước khi ngủ

Để không bị giật mình khi ngủ, mẹ bầu có thể tập yoga hoặc đi bộ trước khi đi ngủ. Bởi những động tác vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể chúng ta sẽ đi vào trạng thái thư giãn và thực sự nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. 

Vận động nhẹ nhàng cũng có sự tác động tích cực tới thần kinh giao cảm - khu vực chịu trách nhiệm chính về nghỉ ngơi và tiêu hóa. Do đó khi tập yoga hoặc đi bộ sẽ giúp cơ thể dễ dàng đi vào trạng thái ngủ và giúp mẹ bầu ngủ sâu giấc hơn, hạn chế tình trạng trằn trọc, giật mình hoặc tỉnh giấc giữa đêm.

ba bau hay bi giat minh co sao khong 5
Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ tốt cho giấc ngủ

Hơn thế nữa, việc tập yoga còn giúp các vùng cơ vai, cơ bắp tay, bắp chân, lưng, gối… được thư giãn, khắc phục tình trạng mỏi, đau nhức. Sự thư giãn cơ bắp, xương khớp sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi tuyệt đối. 

Qua đây, hy vọng có thể giúp bạn biết được bà bầu hay bị giật mình có sao không? Tùy vào tình trạng của mỗi người mà hệ mức độ hệ quả sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu sau khi áp dụng những cách khắc phục trên mà bà bầu vẫn bị giật mình, tần suất giật mình tăng lên và làm bạn rối loạn giấc ngủ. Lúc này bạn hãy đi khám bác sĩ, vì có lẽ giật mình không còn là trạng thái đơn thuần mà có thể là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra.

Mổ đẻ cho mẹ 3 thai, bác sĩ chuẩn bị khâu thì giật mình sờ thấy một cánh tay nữa

Khi mang thai 18 tuần, bà mẹ này được thông báo mình đang mang thai 3 và vẫn tin rằng ngày sinh gia đình sẽ được đón thêm 3 thành viên mới.

TIN MỚI NHẤT