Khi cơ thể bật tín hiệu "ét ô ét" cần cắt giảm "thứ này" ngay trước khi biến chứng nguy hiểm hơn

Kiến thức hay 22/04/2022 16:25

Axit uric cao và gan nhiễm mỡ là những hiện tượng xuất hiện sớm trước khi các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu xảy ra. Đây là tín hiệu SOS mà cơ thể bạn phát ra với nội dung "Xin hãy cứu tôi!"

"Cậu có nồng độ axit uric cao có thể dẫn đến các bệnh như bệnh gút. Vậy nên cần cắt giảm thịt".

"Cậu không uống rượu nhưng vẫn bị gan nhiễm mỡ vậy hãy cố gắng cắt giảm thức ăn chứa chất béo".

Tôi tự hỏi liệu bạn đã có kinh nghiệm nghe những câu này ít nhất một lần chưa. Đó là một câu chuyện thường xuất hiện sau khi kết thúc buổi kiểm tra sức khỏe của gia đình hoặc người quen ngay cả khi đó không phải là công việc của tôi.

Axit uric cao và gan nhiễm mỡ là những hiện tượng xuất hiện sớm trước khi các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu xảy ra. Đây là tín hiệu SOS mà cơ thể bạn phát ra với nội dung "Xin hãy cứu tôi!"

Thông thường, khi bạn nhận được một tín hiệu như thế này, trước tiên bạn phải cắt giảm thịt và thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhưng có những thay đổi lối sống mới thực sự quan trọng. Điều này chủ yếu là để giảm 'fructose' có trong trái cây.

Tôi nghĩ rằng không có nhiều người nghiêng về ý tưởng giảm lượng đường fructose. Điều này là do trái cây thường được coi là tốt cho cơ thể nhưng trái cây trở thành 'chất độc' đối với cơ thể chúng ta nếu 'ăn nhiều trái cây'.

Có hai lý do chính khiến trái cây được biết đến là loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Đầu tiên, đó là vì các chất dinh dưỡng có trong trái cây, bao gồm chất xơ và các loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Ở một mức độ nào đó thì điều này hoàn toàn hợp lý. Nguyên nhân thứ hai là trái cây có chỉ số GI thấp (chỉ số định lượng một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu). 

Khi cơ thể bật tín hiệu 'ét ô ét' cần cắt giảm 'thứ này' ngay trước khi biến chứng nguy hiểm hơn - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Tất nhiên, đường fructose trong trái cây làm tăng lượng đường trong máu "ít hơn". Ảnh hưởng của việc tăng lượng đường trong máu được ghi trên máy đo đường huyết cũng rất nhỏ. Do đó, nó tạo cảm giác rằng trái cây rất tốt cho cơ thể so với các loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu khác. Vậy, còn đường - thứ được công khai là có hại cho cơ thể thì sao?

Đường là chất được tạo thành từ một phân tử glucose và một phân tử fructose. Khi đi vào cơ thể chúng ta, nó sẽ được phân hủy thành glucose và fructose. Đường được coi là phản quốc so với fructose vì có thêm glucose. Bởi vì fructose trong đường thường thích mang theo cô bạn ham chơi glucose khi ra ngoài. Mà glucose là cô nàng hướng ngoại thích giao lưu với mọi người, còn fructose thì ngược lại nên khi có tác hại xấu xảy ra mọi người đổ dồn ánh mắt về phía cô nàng ham chơi glucose. Mặt khác, fructose xâm nhập vào sau glucose mà không làm tăng lượng đường trong máu. Trong khi ánh mắt của mọi người đều tập trung vào việc nâng cao lượng đường trong máu, thì đường fructose lại lặng lẽ bắt đầu phá hủy cơ thể. Ngoại trừ việc làm tăng lượng đường trong máu, 80% lượng đường được cho là có hại là từ đường fructose.

Nghe câu chuyện này, bạn không thể không tự hỏ "Nếu đường fructose tệ như vậy, tại sao chúng ta lại không biết về nó?" Điều này là do trước đây, nghiên cứu về các bệnh chuyển hóa, bao gồm béo phì và tiểu đường, chủ yếu tập trung vào 'lượng đường trong máu' có thể đo được và 'sự tiết insulin'. Mặt khác, ảnh hưởng của fructose không dễ đo lường. Khi chúng tôi bắt đầu từ những phần có thể đo lường và ngày càng đi sâu vào nguyên nhân của các bệnh chuyển hóa thì cốt lõi vấn đề chính là 'fructose', điều này vẫn chưa được hiểu rõ cho đến nay. Nhờ đó, gần đây, các nghiên cứu lần lượt được công bố cho thấy đường fructose là khởi điểm của các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, béo phì, tăng lipid máu.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây, đường fructose có nhiều tác dụng phụ khác nhau đối với cơ thể chúng ta, trong đó tác dụng phụ tiêu biểu nhất là 'gan nhiễm mỡ' và 'axit uric'. Nhưng chỉ khi bệnh đã đặc biệt nghiêm trọng chúng ta mới phát hiện ra nó. Trong trường hợp glucose, sau khi tiêu thụ nó, các tế bào của cơ thể có thể sử dụng nó như một nguồn năng lượng.

Tuy nhiên, hầu hết fructose chỉ được chuyển hóa ở gan. Fructose được gan hấp thụ tạo ra hai loại là axit uric và chất béo. Nói cách khác, nó làm tăng nồng độ axit uric và tích tụ mỡ trong gan tạo nên gan nhiễm mỡ. Thật đáng ngạc nhiên khi mối quan hệ giữa đường fructose với axit uric và gan nhiễm mỡ vốn dường như hoàn toàn không liên quan nay lại gắn bó với nhau phải không?

Vì vậy, bây giờ chúng ta phải hỏi những người nói rằng họ có "axit uric cao", đặc biệt là những người có nồng độ axit uric không giảm cho dù có cắt giảm bao nhiêu thịt đi chăng nữa. "Bạn có thích trái cây hay  món tráng miệng ngọt nào không?". Nếu câu trả lời là "có", thì tất nhiên, bạn nên giảm "fructose".

Đối với gan nhiễm mỡ cũng vậy. Tôi thực sự đau lòng khi thấy những người bị gan nhiễm mỡ và tiểu đường ăn theo chế độ tự nhiên để giảm cân và mỗi người ăn một loại quả. Vì đường fructose cũng giống như đường ăn uống không làm tăng đường huyết. Đường fructose chuyển hóa ở gan tạo nên mỡ trong gan, khi không thể sử dụng làm năng lượng sẽ tích tụ lại trong gan tạo thành gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tình trạng 'kháng insulin', đây là chìa khóa dẫn bệnh tiểu đường. Đây là lý do tại sao chúng ta không được quên rằng 'giảm fructose' là một điều chỉnh lối sống rất quan trọng đối với bệnh nhân có lượng đường trong máu cao, tiểu đường và gan nhiễm mỡ.

Khi cơ thể bạn phát ra tín hiệu SOS, điều thực sự quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây ra nó. Nếu bạn không biết nguyên nhân thì dù bạn có thay đổi lối sống cũng không thay đổi được. Nếu không có gì thay đổi, mọi cố gắng của bạn chắc chắn sẽ vô ích. Rốt cuộc, biết chính xác nguồn gây bệnh là chìa khóa quan trọng nhất.

Tôi không khuyên mọi người không nên ăn trái cây. Rõ ràng, trái cây có nhiều thành phần tốt. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh số lượng. Nửa quả táo mỗi ngày và một nắm quả việt quất là đủ.

Khi cơ thể bật tín hiệu 'ét ô ét' cần cắt giảm 'thứ này' ngay trước khi biến chứng nguy hiểm hơn - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Điều tốt nhất nên làm là giữ gìn sức khỏe trước khi bệnh tật tấn công. Nếu bạn đã nghe những câu như "Tôi không bị tiểu đường nhưng tôi bị gan nhiễm mỡ" hoặc "May mắn thay dù lượng axit uric cao nhưng bạn dường như không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào", thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ xem mình có tiêu thụ nhiều 'fructose' - một loại đường không làm tăng lượng đường trong máu hay không. Đừng quên rằng quá nhiều fructose là một nhân tố phản diện nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

(Theo JoongAng)

Siêu thực phẩm 'yến mạch': Chất đạm thực vật cao gấp 2 lần gạo trắng, tốt cho chế độ ăn kiêng

Yến mạch cũng nổi tiếng là một trong những siêu thực phẩm. Thuật ngữ 'siêu thực phẩm' bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi cuốn sách 'Tôi ăn siêu thực phẩm' được phổ biến bởi Tiến sĩ Steven G. Pratt (một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng) vào năm 2004.

TIN MỚI NHẤT