Danh hài Hoài Linh được 'rửa oan', người viết đơn tố cáo, lên mạng bịa đặt thông tin xử lý thế nào?

Hậu trường 22/12/2021 18:08

Mới đây, cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu tội phạm trong việc danh hài Hoài Linh quyên góp từ thiện, sau đó chậm giải ngân. Vậy những người tố cáo nam danh hài liệu có phạm tội vu khống và sẽ bị xử lý thế nào?

Như đã đưa tin trước đó, theo Tiền Phong, vào sáng ngày 22/12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã có Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến một số cá nhân tố cáo ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh, SN 1969, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Qua quá trình tiến hành kiểm tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nhận định: “Căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh, xác định nội dung các tố giác không có sự việc phạm tội. Do vậy, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 1156-01, ngày 23/11/2021".

Đồng thời, ngày 30/11/2021, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM có kết luận số 406/KLKS-VKS-P2 xác định: "Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM là có căn cứ, đúng pháp luật”- Thông báo của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM nêu.

Được biết, trước đó, một số cá nhân đã có đơn tố cáo ông Hoài Linh có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Vậy ở thời điểm hiện tại, câu hỏi được không ít cư dân mạng quan tâm là "những người tố cáo có thể phạm tội Vu khống hay không?".

hoai linh
Nghệ sĩ Hoài Linh - Ảnh: Internet

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, mới đây, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông luật (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh) cho biết, theo quy định tại Bộ luật Hình sự và các văn bản liên quan, vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 

Hành vi vu khống có thể thực hiện thông qua các hình thức như truyền miệng, viết bài, gửi đơn, thư tố giác, thư nặc danh... Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị mất uy tín, danh dự hoặc bị thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. 

Tội vu khống được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi loan truyền những điều bịa đặt cho người khác biết hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước về việc người khác phạm tội. 

Do đó, với các hình thức viết đơn thư tố cáo hoặc lên mạng bịa đặt các thông tin không đúng sự thật về nam nghệ sĩ Hoài Linh; làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của nam nghệ sĩ, gây hoang mang dư luận thì có thể xử lý hành vi này.

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội vu khống như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Xuất hiện tại một sự kiện tại Thái sau đăng quang, Thùy Tiên phô bày đường cong 'thần vệ nữ' trong trang phục xuyên thấu cắt xẻ đầy táo bạo

Mới đây, tân Hoa hậu Thùy Tiên đã xuất hiện trong một sự kiện tại Thái với trang phục đầy táo bạo. Lời nhắn trên trang cá nhân khiến ai nấy đều háo hức.

TIN MỚI NHẤT