HoREA kiến nghị đặt cọc 50 triệu mua nhà để ngăn huy động vốn trái phép

Thị trường 10/06/2019 11:44

Nhằm ngăn chặn tình trạng một số doanh nghiệp, các đơn vị môi giới lợi dụng kẽ hở của luật để huy động vốn trái phép, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã kiến nghị bổ sung chế định về đặt cọc với số tiền không vượt quá 50 triệu đồng khi ký hợp đồng mua bán.

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) - Lê Hoàng Châu cho biết, vừa có văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan tới các bộ luật trong lĩnh vực bất động sản, trong đó đề nghị bổ sung hành vi bị cấm vào điều 8, Luật Kinh doanh bất động sản.

Theo ông Châu, HoREA kiến nghị không lập hợp đồng mua bán hoặc sử dụng hình thức lập biên bản, thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ, 'góp vốn đầu tư', 'hợp tác đầu tư, 'hợp tác kinh doanh' để thực hiện giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai. HoREA cho rằng, việc này là huy động vốn trái phép, trái với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

HoREA kiến nghị đặt cọc 50 triệu mua nhà để ngăn huy động vốn trái phép - Ảnh 1

HoREA kiến nghị đặt cọc mua nhà hình thành trong tương lai chỉ tối đa 50 triệu đồng.

HoREA cũng đề nghị bổ sung chế định về đặt cọc vào điều 57 của Luật Kinh doanh bất động sản với số tiền không quá 50 triệu đồng trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Ông Châu cho rằng, HoREA đưa ra kiến nghị này nhằm mục tiêu kiểm soát tình trạng phân lô bán nền, lợi dụng luật dân sự để huy động vốn trong khi luật kinh doanh bất động sản không quy định.

"Luật kinh doanh Bất động sản không có quy định đặt cọc nên các đầu nậu, doanh nghiệp lách qua Luật Dân sự để không hạn chế về số tiền huy động. Đa số những trường hợp đặt cọc càng cao thì những dự án đó khách hàng dễ bị lừa. Trong hợp đồng kinh doanh bất động sản, thanh toán đợt 1 không quá 30% giá trị hợp đồng cho nên đặt cọc không quá 50 triệu là hợp lý", Chủ tịch HoREA lý giải.

Theo các chuyên gia bất động sản, phương thức giao dịch bất động sản thông qua việc "đặt cọc giữ chỗ" tại các dự án nhà, đất thời gian quan diễn biến tạp, xảy ra nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện mà người chịu thiệt chính là người mua nhà.

Để tránh rủi ro cho khách hàng, các chuyên gia cho rằng cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cần phải thông tin minh bạch, công khai quy hoạch các dự án. Bên cạnh đó,người mua cần liên hệ với cơ quan chức năng để tìm hiểu rõ về dự án, về chủ đầu tư, quy hoạch trước khi quyết định mua.

Bất động sản Đà Nẵng giảm nhiệt hầu hết các phân khúc

Từ cuối năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản Đà Nẵng có dấu hiệu giảm nhiệt ở hầu hết các phân khúc, ngoại trừ đất nền.

TIN MỚI NHẤT