TP.HCM: Nắng nóng 'đổ lửa' khi nào mới chấm dứt?

Đời sống 05/05/2023 09:56

Nắng nóng kéo dài, chỉ số UV cực đại trong ngày tại TP.HCM ở mức 10, mức nguy cơ gây hại rất cao. Vậy đợt nắng nóng này khi nào mới chấm dứt?

Theo thông tin từ Vietnamnet, tình trạng nóng bức ở các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục kéo dài, mức nhiệt được công bố ở cả miền Đông lẫn miền Tây đều đạt ngưỡng từ 35-37 độ. Cục bộ, một số nơi ở Đồng Nai, Bình Dương cao hơn 38-39 độ. Thực tế, ngoài đường phố, mức nhiệt còn cao hơn 2-3 độ do hiện tượng bức xạ cộng hưởng từ xe cộ, bê tông hóa… 

Do đó, những ngày qua, thời tiết TP.HCM và khu vực Nam Bộ thường xuyên oi bức khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 5-6/5, khu vực Nam Bộ vẫn có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

TP.HCM: Nắng nóng 'đổ lửa' khi nào mới chấm dứt? - Ảnh 1
TP.HCM chịu mức nhiệt cao liên tục trong nhiều ngày - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng này sẽ giảm dần vào cuối tuần này (từ 7/5) và có xu hướng dịu mát. 

Cụ thể, từ 8/5 nhiều nơi ở Nam Bộ sẽ có mưa rào và giông, trời chuyển mát, chính thức chấm dứt đợt nắng nóng và khô hạn kéo dài.

Cũng theo cơ quan này, từ khoảng giữa tháng 5, gió mùa tây nam bắt đầu hoạt động, mưa có xu hướng gia tăng, nắng nóng suy giảm dần tại khu vực Nam Bộ.

Ngoài ra, trong đợt nắng nóng trên, cơ quan khí tượng cũng dự báo chỉ số UV cực đại trong ngày tại TP.HCM ở mức 10, mức nguy cơ gây hại rất cao. Người dân cần hạn chế ra ngoài các khung giờ từ 11-16h. Đặc biệt, nếu ra ngoài cần kết hợp mặc quần áo dài, đội nón rộng vành, đeo kính râm. Hạn chế để lộ cơ thể trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời đến mức tối thiểu.

TP.HCM: Nắng nóng 'đổ lửa' khi nào mới chấm dứt? - Ảnh 2
Chỉ số tia cực tím tại TP.HCM chạm mức nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Thông tin từ Zingnews, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo khi chỉ số tia cực tím ở mức từ 9-10, người dân cần hạn chế ra ngoài trời vào thời điểm ban trưa, nên ở dưới bóng mát lúc này việc đeo kính râm, đội mũ là bắt buộc.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo chuyên gia, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím. Nồng độ tia cực tím cao có thể làm chết tế bào da, thay đổi các hoạt chất di truyền của da, từ đó gây ra biến dị, đột biến hay hư hỏng về gene. Sự hư hỏng về gene và ADN có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.

 

Dự báo thời tiết sau nghỉ lễ: Nắng nóng bao trùm cả nước, nhiều nơi đạt mức nhiệt kỷ lục

Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam, nhiều khu vực nguy cơ xảy ra nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ, có nơi trên 39 độ.

TIN MỚI NHẤT