Sau cuộc nhậu trong ngày nghỉ lễ, một người chết, hai người nguy kịch nghi ngộ độc methanol

Đời sống 09/05/2023 11:01

Sau một ngày, cả 3 người đàn ông này phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan, đặc biệt là tình trạng toan chuyển hóa nặng.

Theo thông tin từ Vietnamnet, bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho biết vừa đã kịp thời cứu sống 2 người đàn ông nghi bị ngộ độc methanol nặng sau cuộc nhậu trong ngày nghỉ lễ vừa qua. Bệnh nhân là anh N.V.A (46 tuổi) và N.V.Q (36 tuổi) đều ngụ tại quận 12, TP.HCM. 

Theo lời kể của người nhà, tối 1/5, anh A., Q. và T. tổ chức ăn uống tại gia đình. Sau một ngày, cả 3 người đàn ông này phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan, đặc biệt là tình trạng toan chuyển hóa nặng. Dù đã được điều trị tích cực nhưng anh T. không qua khỏi.

Theo Thiếu tá, bác sĩ chuyên khoa 1 Dương Xuân Minh, Khoa lọc máu, Bệnh viện Quân y 175, các bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, nôn ói nhiều, rối loạn thị giác. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy người bệnh bị rối loạn chức năng đa cơ quan, toan chuyển hóa nặng, tăng khoảng trống anion, tăng khoảng trống áp suất thẩm thấu máu, nồng độ ethanol trong máu không cao. Kết hợp với yếu tố 3 người cùng uống rượu và có biểu hiện giống nhau, bác sĩ nghĩ đến nguyên nhân ngộ độc methanol. 

Ngay lập tức, bệnh viện đã hội chẩn cấp cứu với các chuyên gia, xác định chẩn đoán và tiến hành can thiệp hồi sức tích cực. Hai bệnh nhân được lọc máu, kiểm soát đường máu, điện giải, vitamin B1 liều cao, axit folic, bổ sung ethanol qua đường tiêu hóa….

Đến nay, bệnh nhân A. và Q. đã tỉnh táo, sinh hoạt được, tình trạng toan chuyển hóa trở về bình thường, dự kiến ngày mai sẽ xuất viện.

 

Sau cuộc nhậu trong ngày nghỉ lễ, một người chết, hai người nguy kịch nghi ngộ độc methanol - Ảnh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc rượu - Ảnh: Zingnews

Theo thông tin từ Zingnews, trước đó, ngày 19/4, bệnh nhân nam C.A.P. (40 tuổi, trú tại Bình Dương) chuyển từ bệnh viện ở Bình Dương về Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, trong tình trạng rối loạn tri giác, mờ mắt, tự thở được.

Người nhà bệnh nhân cho biết trước đó, gia đình tổ chức liên hoan cùng bạn bè, người thân và có uống rượu. Sau khi uống vài ly, bệnh nhân cảm thấy say nên về nhà nghỉ. Đến tối cùng ngày, người đàn ông mệt nhiều hơn, nôn ói.

Tới sáng hôm sau, người bệnh còn mệt nhiều nên gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám. Những người khác cùng cuộc nhậu cũng bị ngộ độc phải nhập viện.

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Khánh - Phó khoa Bệnh Nhiệt đới, cho biết thời điểm nhập Bệnh viện Chợ Rẫy, đây đã là ngày thứ 2 sau khi người bệnh uống rượu. Qua tiền sử khai thác được, các bác sĩ nghi ngờ người đàn ông bị ngộ độc rượu methanol.

"Sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân có tình trạng toan chuyển hóa nặng, tổn thương thận cấp. Xét nghiệm nồng độ methanol trong máu và nước tiểu vẫn rất cao. Điều này chứng tỏ bệnh nhân uống rất nhiều rượu. Các bác sĩ đã kết luận người này bị ngộ độc methanol" - bác sĩ Khánh nói.

Sau cuộc nhậu trong ngày nghỉ lễ, một người chết, hai người nguy kịch nghi ngộ độc methanol - Ảnh 2
Bệnh nhân phục hồi sau khi được điều trị tích cực - Ảnh: Vietnamnet

Bệnh nhân được chỉ định lọc máu ngắt quãng. Sau một lần lọc máu, bệnh nhân tỉnh, mắt nhìn rõ, toan chuyển hóa cải thiện, đi tiểu nhiều, suy thận giảm và hồi phục tốt. Dự kiến, sau 24 sau thời gian lọc máu, nếu không xuất hiện biến chứng, bệnh nhân được xuất viện.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Tốt, khoa Hồi sức nội và chống độc, Trung tâm Hồi sức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), ngộ độc methanol rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là các trường hợp đến muộn. Trong trường hợp nhập viện quá trễ, bệnh nhân có thể tử vong vì suy đa cơ quan và toan chuyển hóa nặng.

"Rượu nào cũng có hại đối với sức khỏe, ngay cả những loại đạt chất lượng sản xuất theo quy định. Trong trường hợp trên, nếu không được nhập viện, điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong ở mức rất cao. Một số trường hợp may mắn được cứu sống có thể đối mặt với di chứng thần kinh, thị giác", bác sĩ Tốt nói.

Với trường hợp ngộ độc rượu methanol nặng như trên, ngoài thở máy, bệnh nhân phải lọc máu (lọc máu ngắt quãng hoặc lọc máu liên tục tùy theo tình trạng bệnh nhân) kèm với các biện pháp bổ sung khác như sử dụng acid folic, bổ sung ethanol 20%. Do đó, bác sĩ Tốt khuyến cáo người dân nên sử dụng rượu có nguồn gốc và hạn chế uống rượu bia để đảm bảo sức khỏe.

Hà Nội: Bé trai 5 tuổi ngộ độc ma túy sau khi ăn bánh hàng xóm cho

Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết cháu bé 5 tuổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phụ thuộc máy thở, bóp bóng. Bệnh nhân hôn mê sâu, cấu véo khó đáp ứng, đồng tử giãn hết

TIN MỚI NHẤT