Thói quen ăn uống, sinh hoạt "ăn mòn" thận của bạn từng ngày

Dinh dưỡng 07/12/2022 07:40

Các món ăn nhiều đậm đà nhiều gia vị chắc hẳn là món khoái khẩu của nhiều người. Nhưng chúng ta không hề hay biết chúng là nguy nhân hàng đầu phá huỷ cơ thể của chúng ta mỗi ngày.

1. Lạm dụng thuốc giảm đau

Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, thuốc giảm đau được sử dụng để giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nhưng uống quá nhiều có thể làm hỏng thận của bạn. Thuốc giảm đau không kê đơn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid), thuốc giảm đau Aspirin làm giảm lưu lượng máu đến thận.

Những loại thuốc này cũng độc hại trực tiếp đến mô thận, làm hỏng chức năng của nó. Mỗi năm, 3-5% trường hợp suy thận mới là do sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau này.

2. Ăn nhiều muối

Thói quen ăn uống, sinh hoạt 'ăn mòn' thận của bạn từng ngày - Ảnh 1

Ăn quá nhiều muối cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Từ đó tác động xấu đến hoạt động và sức khỏe của thận.

Ảnh minh họa: Internet

Theo WHO, mỗi năm có khoảng 4,1 triệu ca tử vong trên toàn thế giới xuất phát từ nguyên nhân ăn thừa muối. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới các bệnh về thận.

Bởi vì thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri thu nạp qua thức ăn. Khi lượng muối ăn vào cơ thể ở mức cao, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa. Điều này có thể dẫn đến thận bị quá tải, suy giảm chức năng thận, khiến thận bị tổn thương và dễ mắc bệnh tật.

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối cũng gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Từ đó tác động xấu đến hoạt động và sức khỏe của thận. Ví dụ như huyết áp cao thường xuyên dễ đến suy thận, ngược lại bệnh suy thận làm chức năng chuyển hóa natri kém đi, làm trầm trọng thêm bệnh huyết áp.

Vì vậy hãy học cách kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể. WHO khuyến nghị mức tiêu thụ muối trung bình của 1 người trưởng thành cần ở mức dưới 5g một ngày.

3. Ăn quá nhiều thịt, ít rau xanh, uống ít nước

Thói quen ăn uống, sinh hoạt 'ăn mòn' thận của bạn từng ngày - Ảnh 2

Người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần người không ăn, bởi thịt đỏ tạo ra một lượng axit cao trong máu gây hại cho thận.

Ảnh minh họa: Internet

Người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ suy thận cao gấp 3 lần người không ăn, bởi thịt đỏ tạo ra một lượng axit cao trong máu gây hại cho thận. Thay vì ăn thịt, nên bổ sung bằng rau xanh và trái cây.

Ngoài ra, cung cấp đủ lượng nước giúp thận loại bỏ natri và độc tố trong cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách để tránh sỏi thận. Người bình thường nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

4. Thực phẩm chế biến sẵn

Thịt xông khói, mì ăn liền, bánh mì kẹp thịt, các loại rang sẵn... chứa nhiều natri, phốt pho và chất béo. Người bệnh thận cần hạn chế phốt pho có trong thực phẩm chế biến.

Những loại đồ uống có ga, cồn như rượu bia... làm lắng đọng axit uric trong ống thận, gây tắc nghẽn ống thận làm tăng nguy cơ suy thận và các bệnh khác về thận. Theo nghiên cứu, người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.

5. Uống nhiều rượu, bia

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rượu, bia gây hàng loạt bệnh về gan và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Với thận, rượu làm cơ thể mất nước trầm trọng và mức độ dư thừa sẽ khiến các cơ quan bị thiếu nước, dẫn đến hoạt động kém.

Khi uống nhiều rượu bia, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất độc hại ra ngoài. Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, uống nhiều hơn 4 ly rượu, bia mỗi ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh thận mạn tính. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn ở những người uống vừa uống nhiều rượu bia vừa hút thuốc. Nếu cùng hút thuốc, nghiện rượu nặng, nguy cơ này cao gấp 5 lần.

4 thời điểm vàng ăn mà không lo béo, chị em cứ áp dụng là giảm cân ầm ầm

Không chỉ việc lựa chọn thực phẩm để giúp giảm cân mà thời điểm ăn cũng rất quan trọng. Vì có thể cùng một lượng thức ăn nhưng ở mỗi thời điểm khác nhau chúng sẽ cho ra những kết quả vô cùng khác biệt.

TIN MỚI NHẤT